Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

2. Nội dung tư vấn

Kính chào Quí công ty! Em là cán bộ phụ trách Kinh tế của xã, chức danh của em không phải là công chức viên, viên chức nhà nước. Theo em nghiên cứu luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt và công chức, viên chức đang thi hành công vụ. Vậy cho e hỏi trong lĩnh vực em quản lý em muốn lập biên bản vi phạm hành chính thì phải làm như thế nào? Xin trân trọng cám ơn!

Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Mục II (từ Điều 38 đến Điều 51) Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, bạn không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có thắc mắc là tôi sản xuất, kinh doanh nước đóng bình (loại 20l) mà không có giấy phép kinh doanh thì có bị xử phạt vi phạm hành chính về Kinh doanh không có giấy phép không? Nếu có tôi sẽ bị xử phạt theo điều nào cụ thể?

Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
… 
7. Sửa đổi Điều 6 như sau: 

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. 

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

cho em hỏi: quy định nào của nhà nước về xử lý vi phạm hành chính lại chia đôi mức khung hình phạt? VD: mức phạt cho một hành vi từ 200.000đ đến 400.000đ công lại là 600.000đ chia 2 = 300.000đ. xử lý 300.000đ?

Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Xin chào anh/chị tư vấn luật! Trong quá trình công tác e có gặp một trường hợp như sau về vấn đề Thuế kính mong anh/chị tư vấn dùm e những thắc mắc đi kèm. Chân thành cảm ơn anh/chị! Nội dung: Doanh nghiệp e không nộp BCTC năm 2013 nên đã bị đóng MST vào T9 năm 2014. Sau đó thì không đả động gì đến T11/2015 e được giao nhiệm vụ mở lại MST. Đã gặp và trình bày bên Thuế để được hướng dẫn mở lại MST bằng cách nộp phạt vi phạm hành chính bên kê khai về TK thuế GTGT và BCTC. Em đã nộp và mở MST xong. SAu đó e nộp thông báo hủy hóa đơn cũ ( hóa đơn cũ từ lúc bị đóng MST e k dùng thêm tờ nào) thì nhận đc biên bản phạt vì không nộp BC tình hình sử dụng HĐ. Họ phạt lại phạt e là bên ấn chỉ, e cũng biết cái này đúng là bị xử phạt nhưng e xin hỏi 1 chút là mức phạt bao nhiêu và áp dụng TT nào là có thể giảm nhẹ tình tiết nhất ạ. Em cám ơn!

Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật.