1.Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

>> Xem thêm: Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ?

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sửa bản án, đình chỉ bản án, hủy bản án,…

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được quy định tại điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).

Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

2. Quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử đối với bản án sơ thẩm

>> Xem thêm :Đối tượng, chủ thể và phạm vi của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự ?

Thứ nhất, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật. Quy định tại điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ hai, khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu. Quy định tại điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ ba, Thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại được quy định tại điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:

1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hình phạt cho bị cáo;

d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thứ tư, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án quy định tại điều 359 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ năm, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có thẩm quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Cụ thể:

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

3. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.” Được quy định tại 348 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

3. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm

>> Xem thêm :Phúc thẩm là gì ? Quy định pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ?

Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

  • Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
  • Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
  • Giảm hình phạt cho bị cáo;
  • Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng
  • Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
  • Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

  • Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
  • Tăng mức bồi thường thiệt hại;
  • Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
  • Không cho bị cáo hưởng án treo.

Một lưu ý là nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Thẩm quyền, TN của HĐXX trong việc xem xét đánh giá chứng cứ thu thập được tại phiên tòa phúc thẩm.

Xem thêm : Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì ? Quy định về hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ?

Thực tiễn xét xử một số vụ án hình sự ở cấp phúc thẩm có xuất hiện một số tình huống như sau:

Bị cáo M và chị H là vợ chồng đã ly hôn từ năm 2017 nhưng vẫn đang ở chung. Trong quá trình ở chung, hai bên thường xuyên mâu thuẫn, xô xát lẫn nhau. Khoảng 19 giờ ngày 27/4/2020, bị cáo M đi ăn giỗ ở trong thôn về nhà thì nhớ chuyện chị H có nhắn tin xúc phạm gia đình M nên khi thấy chị H, M liền hỏi “Tại sao mày chửi ngoài nhà tau” thì giữa hai người xảy ra cãi vã nhau. M đã dùng tay trái đấm thẳng vào mặt chị H. Chị H bị đau và bỏ chạy được khoảng 15 mét thì ngất xỉu và được người dân trong thôn đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện. Kết luận giám định chị H thương tích gây nên hiện tại là 12%. Bản án hình sự sơ thẩm số 11/2020/HS-ST ngày 25/9/2020 của Tòa án huyện T căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự xử phạt: Trương Văn M 24 (hai mươi bốn) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích“. Ở giai đoạn sơ thẩm, cơ quan tố tụng chưa làm rõ được nội dung tin nhắn xúc phạm của chị H nên cấp sơ thẩm xác định hành vi của bị cáo M có tính chất côn đồ nên bị xét xử theo điểm đ khoản 2 Điều 134. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo M đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập chị T (em gái bị cáo M), là người đã nhắn tin qua lại với chị H nên có các nội dung tin nhắn chị H xúc phạm gia đình bị cáo M. Hội đồng xét xử phúc thẩm đã triệu tập chị T đến tham gia phiên tòa. Tại phiên tòa, chị T đã cung cấp nội dung tin nhắn qua lại giữa chị T với chị H. Người bị hại là chị H cũng thừa nhận nội dung tin nhắn là có thật. Sau khi tiếp nhận chứng cứ mới là các bản in tin nhắn do chị T cung cấp, Hội đồng xét xử đã tạm ngưng phiên tòa trong thời hạn 5 ngày để chuyển chứng cứ mới này cho VKS cùng cấp. Qua xem xét, đánh giá chứng cứ mới thu thập thấy tin nhắn có nội dung xúc phạm gia đình bị cáo M, đây chính là nguyên nhân, động cơ, mục đích mà bị cáo M gây ra thương tích cho chị H. Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định hành vi gây thương tích của bị cáo M là xuất phát từ nguyên nhân chị H có nhắn tin xúc phạm gia đình bị cáo M. Như vậy là có nguyên nhân, mâu thuẫn rõ ràng. Do đó không có tính chất côn đồ như cấp sơ thẩm đã quy kết. Đồng thời, tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại là chị H có đơn xin rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo M. Để giải quyết tình huống này, có hai quan điểm như sau:

Thứ nhất: Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã quy kết hành vi của bị cáo M là có tinh chất côn đồ nhưng chưa điều tra làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích bị cáo M gây thương tích cho chị H. Cơ quan điều tra cấp sơ thẩm cũng chưa xác định chị T là người làm chứng để thu thập chứng cứ làm rõ nội dung tin nhắn như lời khai của bị cáo M. Bản thân bị hại là chị H cũng khai là có nhắn tin nhưng cho rằng nội dung tin nhắn không xúc phạm gia đình bị cáo M. Lẽ ra, ở giai đoạn sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm cần áp dụng quy định tại điểm e và điểm k khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội để từ đó xác định tính chất, mức độ của tội phạm. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã làm rõ nội dung tin nhắn, chị H thừa nhận chứng cứ mới này. Đây là cơ sở để xác định nguyên nhân, động cơ bị cáo M gây thương tích cho chị H. Do đó, xác định hành vi của bị cáo M không có tính chất côn đồ như cấp sơ thẩm quy kết. Chứng cứ mới này đã làm thay đổi bản chất vụ án. Do đây là tình huống thuộc trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho nên Hội đồng xét xử phúc thẩm cần áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 355 Bộ luật TTHS hủy án bản sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại.

Thứ hai, Hội đồng xét xử trên cơ sở đề nghị của bị cáo để triệu tập thêm người làm chứng và xem xét chứng cứ mới thu thập tại phiên tòa là hoàn toàn đúng quy định tại các Điều 66, Điều 252, Điều 253, Điều 305 Bộ luật TTHS. Chứng cứ mới là nội dung tin nhắn giữa chị T và bị hại H đã được thu thập hợp lệ và làm rõ. tại phiên tòa bị hại H cũng thừa nhận nội dung tin nhắn. Do đó, việc thu thập và xem xét, đánh giá chứng cứ đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định thủ tục tố tụng. Chứng cứ mới thu thập được đủ cơ sở để Hội đồng xét phúc thẩm xác định nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo M mà không cần phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Do xác định không có tính chất côn đồ nên hành vi gây thương tích 12% của bị cáo M được truy cứu theo khoản 1 Điều 134 BLHS. Đồng thời, tại phiên tòa người bị hại là chị H đã tự nguyện rút yêu cầu khởi tố nên Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

5. Hội đồng xét xử có thẩm quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm

>>Xem thêm :Quy định về thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và Bản án phúc thẩm vụ án dân sự ?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 điều 355 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về thẩm quyền hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group