1.Cơ quan nào có thẩm quyền trực tiếp khởi tố vụ án hình sự về tố giác tội phạm
>> Xem thêm: Mớm cung là gì ? Quy định của pháp luật về hành vi mớm cung
Chào Luật sư của LVN Group, em tôi có bị tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khi nào khở tố vụ án hình sự và thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ?
Luật sư trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật LVN Group. Câu hỏi của bạn được chúng tôi biên tập và trả lời như sau :
**Thời điểm khởi tố vụ án:
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143).
**Căn cứ khởi tố vụ án:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Căn cứ theo điểm b khoản 3 điều 153 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy đinh :
Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm quân sự
>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”
Căn cứ khoản 2 điều 153 bộ luật tố tụng 2015 quy định :
Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
3. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật này và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
3.Ý nghĩa của quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi:1900.0191
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử mặc dù đã cónhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm nên bỏ quy định này.
– Theo đó, Hội đồng xét xử, thông qua việc xét xử của mình tại phiên tòa mà phát hiện cố dấu hiệu bỏ lọt tội phạm sẽ có hai lựa chọn. Một là, Hội đồng xét xử trực tiếp ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự; hai là Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố.Thực tế xét xử cho thấy, Hội đồng xét xử thực hiện quyền trực tiếp khởi tổ vụ án hình sự của mình.
4.Căn cứ pháp lý thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191
1- Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4- Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sư của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
Theo quy định tại điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền hoặc chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn theo quy định tại điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn theo quy định tại điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát
Theo quy định tại khoản 3 điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Đây là trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần phải được khởi tố để điều tra;
Thứ hai, trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Đây là trường hợp Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục;
Thứ ba, trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp;
Thứ tư, trường hợp xét xử tại phiên toà, Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố mà Viện kiểm sát thấy yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử là có căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định khởi tố vụ án.
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
Theo khoản 4 điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không khởi tố (có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm).
5.Khi nào thì quyết định khởi tố vụ án hình sự?
>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, Gọi: 1900.0191
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục luật định để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm
Khởi tố được hiểu là bắt đầu quá trình tố tụng, là bước đầu tiên trong quá trình tố tụng. Quyết định khởi tố là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục luật định để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Vậy nên, quyết định khởi tố vụ án hình sự là một văn bản pháp lý đánh dấu sự khởi đầu của quá trình tố tụng vụ án hình sự. Chính bởi tính chất quan trọng như vậy mà căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải thật chặt chẽ, xác đáng để tránh lãng phí thời gian và công sức của các bên có liên quan.
Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, đó là dấu hiệu của những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Những dấu hiệu đó có thể là một hành vi trái pháp luật hoặc một thiệt hại cụ thể nào đó và có thể được chia thành 3 nhóm:
Thứ nhất, nhóm các dấu hiệu tội phạm trong tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là những căn cứ khởi tố vụ án hình sự dựa trên sự đóng góp, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức cơ quan đoàn thể trong xã hội, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và xác minh tính chính xác của dấu hiệu phạm tội được cung cấp trên trước khi ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không?Vấn đề này đã được quy định khá chi tiết tại các điều 144 và điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 145.Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Thứ hai, nhóm dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện được quy định tại điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.”
Đây thường là nhưng dấu hiệu tội phạm mà cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là những thông tin về một hành vi tội phạm phát hiện trong quá trình tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin về một vụ việc khác hoặc thông qua lời khai của nhân chứng hay bị can, bị cáo trong một vụ án khác.
Thứ ba, dấu hiệu tội phạm thu được do người phạm tội đầu thú hoặc tự thú. Trong trường hợp này, người phạm tội tự mình đến cơ quan có thẩm quyền trình bày về những hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ xác minh, đối chiếu trước khi xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người đó và hành vi của họ. Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
“Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú
1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có các dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng đều ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bởi khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Theo đó, nhóm các tội phạm chỉ có thể được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là những tội như: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác (điều 134), cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135), tội hiếp dâm (điều 141), cưỡng dâm (điều 143)…Đây là các tội phạm mà việc khởi tố vụ án hình sự sẽ có thể có những ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý, cũng như danh dự, nhân phẩm và những lợi ích của người bị hại nên việc khởi tố chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại.
Từ những phân tích trên có thể thấy, khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với cả quá trình tố tụng hình sự. Về nguyên tắc, quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có các dấu hiệu của tội phạm, tuy nhiên có những trường hợp vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group