Cơ sở lý luận: 

– Hiến pháp 2013

– Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

 

1. Quy định về thành phố trực thuộc tỉnh

Thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện, thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao Iưu của một tỉnh hoặc vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh, hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.

Theo quy định của pháp luật, thành phố trực thuộc tỉnh phải có tÏ lệ lao động phí nông nghiệp từ 75% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, có quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên, có mật độ dân số bình quân từ 8.000 người trên một km? trở lên (Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lí đô thị).

Mỗi tỉnh có thể có nhiều huyện, thị xã nhưng chỉ có một thành phố trực thuộc. Việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố trực thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền của chính phủ trên cơ sở xem Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (nơi có đô thị đó) và đề nghị của bộ trưởng Bộ Nội vụ.

 Khoản 1 Điều 110 trong Hiếp pháp 2013 quy định như sau

“1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”.

Bên cạnh đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tại Điều 2 như sau:

“Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính – kính tế đặc biệt.”

Như vậy, thành phố thuộc tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ 2 trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tuy nhiên, so với các quận, huyện, thị xã, thì thành phố thuộc tỉnh thường lớn hơn và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này được ghi rõ trong Nghị định số 15/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế – xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và giao lưu trong nước, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ (điều 5). Cũng theo nghị định này thì thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I trong tổng số các loại.

2. Để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh cần những điều kiện gì?

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 5, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một đơn vị để được trở thành thành phố thuộc tỉnh cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

“Điều 5. Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;

b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.

5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.”

Một thành phố thuộc tỉnh được chia ra thành nhiều phường (phần nội thành) và xã (phần ngoại thành). Tính đến năm 2020, Việt Nam có 7 thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường trực thuộc mà không còn xã nào trực thuộc là: Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Huế, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một và Vĩnh Long.

Đến ngày 1 tháng 1 năm 2021, Việt Nam có 79 thành phố thuộc tỉnh. Trong đó:

– 58 thành phố là tỉnh lỵ

– 21 thành phố không phải là tỉnh lỵ

– 1 tỉnh có 4 thành phố trực thuộc: Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả)

– 3 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc:

+ Bình Dương: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An

+ Đồng Tháp: Cao Lãnh, Hồng Ngự, Sa Đéc

+ Kiên Giang: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc

– 12 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc:

+ Thái Nguyên: Thái Nguyên, Sông Công

+ Vĩnh Phúc: Vĩnh Yên, Phúc Yên

+ Hải Dương: Hải Dương, Chí Linh

+ Ninh Bình: Ninh Bình, Tam Điệp

+ Thanh Hóa: Thanh Hóa, Sầm Sơn

+ Quảng Nam: Tam Kỳ, Hội An

+ Khánh Hòa: Nha Trang, Cam Ranh

+ Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc

+ Đồng Nai: Biên Hòa, Long Khánh

+ Bà Rịa – Vũng Tàu: Bà Rịa, Vũng Tàu

+ An Giang: Long Xuyên, Châu Đốc

+ Hậu Giang: Vị Thanh, Ngã Bảy

– 42 tỉnh còn lại có 1 thành phố trực thuộc tỉnh

Thành phố có diện tích lớn nhất là Hạ Long (Quảng Ninh) với 1.119,36 km2.

Thành phố có diện tích nhỏ nhất là Sầm Sơn (Thanh Hóa) với 44,94 km2.

Thành phố có nhiều đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Thanh Hóa (Thanh Hóa) với 34 đơn vị hành chính cấp xã (30 phường và 4 xã).

Thành phố có ít đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Ngã Bảy (Hậu Giang) với 6 đơn vị hành chính cấp xã (4 phường và 2 xã).

Thành phố có nhiều xã nhất là Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) với 14 xã.

Có 7 thành phố chỉ có phường, không có xã trực thuộc là: Bắc Ninh (Bắc Ninh), Dĩ An (Bình Dương), Đông Hà (Quảng Trị), Huế (Thừa Thiên Huế), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Vĩnh Long (Vĩnh Long).

Thành phố có nhiều phường nhất là Thanh Hóa (Thanh Hóa) với 30 phường.

Thành phố có ít phường nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) với 2 phường.

Thành phố đảo duy nhất của Việt Nam là Phú Quốc (Kiên Giang).

3. Khung điểm phân loại đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc tỉnh

– Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.

 

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương giống với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện quy định như sau

4.1. Hội đồng nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn 

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn cơ bản giống nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, trừ nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường, thị trấn vì nội dung này do Hội đồng nhân dân cấp trên quyết định để bảo đảm tính đồng bộ, tập trung trong quản lý đô thị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác các bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)