Vậy cho em hỏi đây có được coi là tai nạn lao động không và doanh nghiệp có phải chi tra tiền chi phí viện phí cho công nhân đó không và có biên bản khám nghiệm của công an và gia đình điều khiển mô tô đã thỏa thuận bồi thường 15.000.000đ. Em đã nhận được phản hồi của Luật sư nhưng em chưa rõ câu trả lời của bên Luật sư của LVN Group. Cho em hỏi lại như sau:

1 – Công ty của em có một công nhân ký hợp đồng vụ việc ngày 27/12/2015 đang trên đường đi làm về chờ sang đường thì bị mô tô lao từ đằng sau vào làm công nhân công ty em bị chấn thương lá lách độ III và phải nhập viện điều trị từ ngày 27/12/2015 đến hết ngày 29/1/2016 chi phí điều trị và mua thuốc trong thời gian điều trị hết khoảng 11.000.000đ.

2- Người điều khiển mô tô đã thỏa thuận bồi thường công nhân bị tai nạn là 15.000.000đ

3 – Chi phí viện phí, điều trị và mua thuốc hết khoảng 11.000.000đ

4- Có biên bản khám nghiệm của công an

5- Thời gian làm việc từ 6h00-14h00 và xảy ra tai nạn vào lúc 14h10 cách cổng công ty khoảng 500 mét.

Vậy cho em hỏi tiền chi phí viện phí, mua thuốc của công nhân đó do ai phải thanh toán. Công ty có phải thanh toán số tiền 11.000.000đ đó không . ?

Em mong được sự giúp đỡ của Luật sư của LVN Group .

Em cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group. 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật Lao động năm 2012

Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014

Luật bảo hiểm xã hội 2014

2. Nội dung tư vấn:

Theo Khoản 1 Điều 142 (Bộ luật Lao động năm 2012) quy định về tai nạn lao động:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

Theo khoản 1,2,3 điều 19 (Nghị định 125/2006/NĐ-CP) về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

“1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của gười sử dụng lao động.

3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi về và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.”

-> Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp này thân nhân người lao động chỉ có thể yêu cầu người gây tai nạn giao thông bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nếu người công nhân bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về (trong khoảng thời gian cần thiết để trở về sau giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng kí tạm trú đến nơi làm việc). Trường hợpngười công nhân đó tai nạn lúc 14h10 mà thời gian 10p đó được coi là khoảng thời gian cần thiết để trở vềthì trường hợp của công nhân đó được coi là tai nạn lao động.

Khi đó người công nhân sẽ được các quyền lợi sau: 

– Được quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh…

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

– Được BHXH trợ cấp:

Căn cứ vào kết quả giám định suy giảm khả năng lao động bạn sẽ được trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

– Được NSDLĐ thanh toán các chi phí không nằm trong danh mục do BHYT trả, được trả lương, bồi thường..

Điều 144 BLLĐ 2012 quy định về  Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

-> Do vậy, chi phí viện phí mua thuốc sẽ do bên BHYT chi trả, Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí trong danh mục do BHYT chi trả và có mức trợ cấp nhất định đối với người lao động. 

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                      

Bộ phận Luật sư tư vấn lao động – Công ty luật LVN Group