Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

2. Luật sư tư vấn:

Chào Luật sư của LVN Group, em có 1 câu hỏi muốn hỏi, em đã làm báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2015, nhưng bây giờ công ty em làm thất lạc rồi, em phải làm sao để có lại vậy Luật sư của LVN Group.

Bạn đã khai trình, lập báo cáo tình hình sử dụng lao động nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền rồi thì hiện tại nếu bạn làm thất lạc, bạn có thể lên trực tiếp cơ quan đó để xin sao lục lại.

Kính chào luật LVN Group! Kính thưa Luật sư của LVN Group, em có một người bạn hiện đang làm PG cho một vài nhãn hàng như dược phẩm, thức ăn,…! Và bạn mỗi lần làm là khoảng thời gian từ 2 tuần đến một tháng, và mỗi lần làm đều qua trung gian là một người quản lý. Lần gần đây nhất bạn em và các bạn khác cùng làm PG cho nhãn dược phẩm và thông qua một người trung gian đứng ra làm quản lý và đồng thời trả lương sau khi hết chương trình một tháng. Nhưng sau 1 tháng làm việc thì người quản lý này đã trốn mất và lấy hết số tiền lương của các bạn vào đúng ngày trả lương, gọi điện thoại không tắt máy, một lúc sau thì tắt nguồn luôn. Điều không may ở đây là lần này các bạn không có ký hợp đồng lao động với người quản lý đó. Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi là trong trường hợp này có thể tố cáo hoặc đòi lại quyền lợi cho các bạn được không? Em cảm ơn luật sự nhiều. Kính chào Luật sư của LVN Group.

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể xác định người quản lý hiện tại phải trả lương cho bạn của bạn đã cầm theo toàn bộ số tiền trả lương bỏ trốn, hành vi này của người quản lý có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nếu dấu hiệu lừa đảo của người này xuất phát ngay từ ban đầu và số tiền chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu người này mãi sau mới có mục đích chiếm đoạt tài sản thì hành vi của người này có thể cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của mình bạn nên yêu cầu bạn của bạn làm hồ sơ gửi tới có quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Em xin nhờ công ty tư vấn luật lao động. Chú ruột em làm thuê cho 1 xưởng cơ khí tư nhân (không có hợp đồng lao động) bị điện cao thế giật cưa tay, chân. Bên xưởng làm họ không quan tâm thăm hỏi gia đình và không nói gì vấn đề viện phí. Vậy em muốn hỏi gia đình em có thể khởi kiện đòi quyền lợi được không ? Chú em là lao động chính trong gia đình. Gia đình em làm những thủ tục gì ? Em xin cảm ơn.

Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau: “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.” do đó nếu chú bạn vào làm công việc có tính chất tạm thời, được khoảng 1, 2 tháng thì chú bạn gặp tai nạn thì chú bạn vẫn được xưởng cơ khi này xem xét, giải quyết chế độ tai nạn lao động. 

Nếu chú bạn đã làm việc trên 3 tháng mà xưởng cơ khí vẫn chưa ký hợp đồng lao động cho chú bạn thì có thể xác định xưởng cơ khí đang vi phạm quy định pháp luật lao động, xưởng cơ khí sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong trường hợp này xưởng cơ khí vẫn phải thanh toán chế độ cho chú của bạn bởi lẽ Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định nếu người lao động không giao kết hợp đồng thì sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì chỉ xác định người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động khi đây là ” tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi cho chú của mình bạn nên yêu cầu người nhà chú của mình làm hồ sơ gửi tới công đoàn công ty, hoà giải viên lao động hoặc toà án để được xem xét, giải quyết.

Xin Chào Luật Sư, hiện tại tôi đang có chút thắc mắc về luật đi ca, đổi ca mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp ạ. Hiện tại công ty tôi đang làm việc 24/24, chia làm 2 ca, mỗi ca 12h. Xin Luật sư của LVN Group cho biết trong luật lao động có phần nào quy định về chế độ đổi ca không, ví dụ ngày 28.10 tôi đi ca ngày, anh B đi ca đêm, do có việc đột xuất nên tôi thoả thuận muốn đổi với anh B là anh B đi ca ngày cho tôi còn tôi đi ca đêm cho anh B và được sự đồng ý của anh B và có báo cho quản lý trực tiếp, vậy thì có đúng luật hay không? Vậy trong việc chấm công sẽ có 2 phương án A. Vẫn chấm tôi đi ca ngày, và anh B đi ca đêm (nếu theo phương án này thì có sai luật không?) B. Phải chấm theo thực tế ai đi ca nào thì đi theo ca đó. Hiện nay công ty tôi đang thực hiện theo phương án B, như vậy có ảnh hưởng đến công cán trong tháng nên việc đổi ca khó khăn hơn(việc này hơi khó diễn giải nên ko viết ra được). Mong luật sự giải đáp giúp, xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Pháp luật Lao động không có quy định về việc hoán đổi ca, theo nguyên tắc hợp đồng lao động đã ký kết như thế nào thì người lao động phải thực hiện như thế đó. Tuy nhiên, việc hoán đổi ca là việc thường xuyên xảy ra trên thực tế khi tham gia quan hệ lao động, bạn hoặc những người lao động khác đều có quyền đổi ca cho nhau nếu như đã được được thoả thuận, người sử dụng lao động đồng ý, nội quy lao động, thoả ước lao động có quy định.

Công ty em làm một tháng ít nhất là 70 tiếng, tụi em làm mà không được nghỉ, đôi khi bệnh làm không nổi xin về thì bị la và còn đòi đuổi. Xin cho em hỏi như vậy tụi em có quyền lên tiếng hay xin Luật sư của LVN Group giúp tụi em lấy lại quyền lợi cho người lao động. Tụi em xin cảm ơn.

Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì công ty bạn yêu cầu người lao động làm việc ít nhất 70 tiếng/tháng, đối chiếu theo quy định của luật thì tổng số thời gian công ty bạn yêu cầu người lao động làm là vẫn đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu như công ty bạn yêu cầu bạn làm liên tục từ ngày này sang ngày khác mà không đáp ứng thời giờ nghỉ ngơi thì hành vi này của công ty bạn mới là sai, không đúng theo quy định pháp luật. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho mình.

Đảng viên đã nghỉ hưu và nhận hưu hàng tháng là 1.200.000 đồng, hiện tại đang làm bảo vệ cho ngân hàng và có ký hợp đồng lao động thì đảng viên đó đóng đảng phí như thế nào và theo quy định nào ? Xin cảm ơn,

Theo quy định của Hướng dẫn 03/HD-VPTW thì:

 Đảng viên hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả, mức đóng đảng phí bằng 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

Trường hợp đảng viên nghỉ hưu nhưng được các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, mời tiếp tục làm việc được hưởng tiền công, phụ cấp hằng tháng, mức đóng đảng phí bao gồm: 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng và 0,5% tiền công, phụ cấp được hưởng.

– Nếu đảng viên không thuộc trường hợp trên thì mức đóng đảng phí bằng 50% mức đóng của đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.

Dữ liệu bạn đưa ra: Đảng viên đó đang làm bảo vệ cho ngân hàng mà không nêu cụ thể do đó chúng tôi chưa xác định được cụ thể Đảng viên này thuộc trường hợp nào, trong trường hợp này bạn có thể đối chiếu với quy định trên để xác định mức đóng chính xác cho họ.

Nội dung phân tích trên mang tính chất tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số:1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group