NỘI DUNG TƯ VẤN:
Những tổ chức thi hành án chuyên trách được thiết lập và hệ thông thi hành án từ trung ương đến địa phương được hình thành với cơ cấu tổ chức rõ ràng, cơ chế thi hành án được luật định, đội ngũ cán bộ thi hành án ngày càng được phát triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có thể chỉ ra một số thay đổi mang tính khác biệt chủ yếu so với các giai đoạn trước như sau:
1. Về mục đích của việc thi hành án hình sự
Việc thi hành án hình sự trong chế độ mới được xác định nhằm mục đích không chỉ trừng trị người có tội mà còn giáo dục, cảỉ tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Hơn nữa, ngay cả khi trừng trị người phạm tội thì hoạt động thi hành án cũng nhằm tới mục đích giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. Do vậy, các hình phạt, cũng như các biện pháp và cách thức thi hành án hình sự không nhằm mục đích gây đau đớn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người phạm tội mà chủ yếu tập trung vào việc giáo dục, “cải tạo”, cảm hóa người phạm tội theo chính sách nhân đạo của chế độ mổi. Trong thực tế, có thể có những giai đoạn, do đặc điểm của tình hình chính trị – xã hội mà các biện pháp giáo dục, cảm hóa trong công tác thi hành án cũng chưa thực sự được đề cao (giai đoạn 1945 – 1960) nhưng từ phương diện nhận thức thì hoạt động thi hành án dưới chế độ mới luôn mang mục đích cơ bản là giáo dục, cải tạo người phạm tội.
2. Về hoạt động thi hành án đối với các loại hình phạt cụ thể
2.1 Hình phạt tử hình:
Trong chế độ xã hội mới vẫn cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình để bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, thi hành án tử hình là hoạt động thi hành án có thay đổi rõ rệt nhất so với trước, về mặt tổ chức, việc thi hành án tử hình do một Hội đồng thi hành án thực hiện, ở thời kỳ đầu, Hội đồng thi hành án tử hình chủ yếu do cơ quan Công an tổ chức và thực hiện nhiệm vụ, nhưng cùng với quá trình củng cố chính quyền, chức năng thi hành án tử hình được chuyển giao cho một Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án Tòa án đã xét sơ thẩm ra quyết định thành lập với thành phần là đại diện của các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án. Về thủ tục thi hành án tử hình, ở thời kỷ đầu, do yêu cầu phải chuyên chính cao độ với kẻ thụ để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ nên việc thi hành án đối với những vụ án liên quan đến an ninh quốc gia thưồng được thi hành ngay, nhưng sau khi tình hình tạm ổn, pháp luật đã quy định rõ trình tự, thủ tục thi hành, thời hạn thi hành, quyền xin ân giảm, thẩm quyền, thủ tục ân giảm, về hình thức thi hành án, chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất được pháp luật quy định rõ ràng, đó là hình thức xử bắn.
Mặc dù có những thay đổi quan trọng về chất so với các chế độ xã hội trước đây nhưng cho đến nay, hoạt động thi hành án tử hình vẫn đang đặt ra khá nhiều vấn đề cần xem xét khắc phục, chẳng hạn: thời gian chờ thi hành án quá dài, các bản án tử hình chậm được thi hành, có nhiều trường hợp kéo dài đến hàng nám, thậm chí còn hơn nữa, gây khó khăn cho việc giam giữ, quản lý đối với những người có án tử hình và trong chừng mực nhất định còn làm hạn chê tác dụng răn đe, phòng ngừa; vấn đề tạm hoãn thi hành án hay vấn đề người nhà của người bị thi hành án xin thi thể vẫn đang còn là những vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm về quan điểm xử lý; hình thức thi hành án bằng cách xử bắn tuy là hình thức tiến bộ trong điều kiện hiện nay của đất nước nhưng trên thực tế vẫn gây sự đau đớn về thể xác cho người bị kết án, đồng thời tạo nên một số bất ổn về tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành hình phạt…
2.2 Thi hành án phạt tù:
Hoạt động thi hành án phạt tù cũng có sự chuyển biến quan trọng. Trước khi có Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, mặc dù hoạt động thi hành ần phạt tù đã thể hiện được rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội nhưng pháp luật về thi hành án phạt tù giai đoạn này chưa có tính hệ thống, chưa đồng bộ và còn giản đơn, thậm chí còn chưa đầy đủ và nhất qúán về nguyên tắc, thiếu cụ thể về quyền và nghĩa vụ dẫn đến tồn tại nhiều mâu thuẫn, do vậy, gây khó khăn cho việc vận dụng và làm giảm hiệu lực của pháp luật. Mặt khác, sự non yếu về kỹ thuật lập pháp cũng đã tạo ra nhiều sơ hở ngay trong các quy định của pháp luật. Trong quá trình thực thi pháp luật, nhiều cán bộ thi hành án chưa quán triệt hết đường lôì nghiêm minh nhưng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến việc quá lạm dụng các biện pháp cứng rắn, đôi khi là hà khắc, khiến cho người chịu hình phạt tù không nhận thức được mục đích giáo dục, cải tạo của việc thi hành án phạt tù đối với họ nên không có tâm lý ổn định, thiếu yên tâm cải tạo, làm giảm hiệu quả thi hành án phạt tù. Ngoài ra, cũng phải kể đến những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý, cải tạo phạm nhân, nhất là sự phổỉ hợp giữa trại giam với các cơ quan, tổ chức, với gia đình phạm nhân cũng như sự phối hợp giữa các trại giam chưa đạt hiệu quả cao. Giai đoạn sau khi có Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, hoạt động thi hành án phạt tù có chuyển biến rõ rệt. Nhưng cho đến nay, đã xuất hiện một độ vênh khá lớn * giữa pháp luật thi hành án phạt tù với yêu cầu nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù, cũng như giữa pháp luật thi hành án phạt tù với các văn bản pháp luật có liên quan, chẳng hạn: các quy định về phân loại trại giam trong Pháp lệnh thi hành án phạt tù nám 1993 không còn phù hợp với BLHS năm 1999; trên thực tế vẫn còn nhiều người bị kết án tù nhưng chưa được đưa vào trại giam để chấp hành hình phạt; không có lực lượng cảnh sát chuyên trách thực thi việc bắt người thi hành án phạt tù; việc quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng như thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo… thuộc trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc nhưng trên thực tế chỉ có cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ quản lý các Đối tượng đó; việc thi hành hình phạt tù đối với người nước ngoài hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức giam giữ, giáo dục, lao động và sinh hoạt; việc tổ chức thi hành án phạt tù trong quân đội chưa được tổ chức thống nhất…
2.3 Thi hành án hình sự với các hình phạt không phải là phạt tù
Hoạt động thi hành án hình sự đổì với các hình phạt không phải là phạt tù có những đặc thù rõ nét. Đối với cảc hình phạt không phải là phạt tù, người bị kết án không bị cách ly khỏi đời sốhg xã hội, họ được cải tạo, giáo dục, thi hành án trong môi trường bình thường. Việc thi hành án các loại án này không phải do một cơ quan chuyên trách thực hiện, mà được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức xã hội nơi người bị kết án cư trú theo dõi, giám sát, quản lý. Đây là nét tiến bộ của hệ thống hình phạt và công tác thi hành án của pháp luật Việt Nam và ngày càng phát triển thể hiện tính nhân đạo và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thi hành án đối vởi các hình phạt không phải phạt tù cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trước khi BLHS 1985 ra đời, công tác thi hành án đôi với các hình phạt không phải phạt tù không có được cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất, biểu hiện ở việc thiếu sự rõ ràng trong nội dung các quy định về trách nhiệm hình sự, thiếu điều kiện áp dụng, thiếu rõ ràng trong phân biệt giữa hình phạt và trách nhiệm hành chính0’, thậm chí, các quy định về tội phạm và hình phạt lại được quy định lẫn trong các văn bản quy định về trách nhiệm hành chính… gây ra tình trạng khó khăn cho công tác thi hành án hình sự, nhiều khi lẫn lộn với việc thi hành các quyết định hành chính. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, việc phân định thẩm quyền giữa câc cơ quan thi hành án và cách thức thi hành từng loại án chưa rõ ràng, làm ảnh hưởng trực tiếp tói hiệu quả của công tác thi hành án: Trong thực tế các hình phạt không phải là phạt tù rất ít được áp dụng; cảnh cáo được áp dụng phổ biên nhưng trung bình hàng năm không vượt quá 2% sô người bị kết án; đại đa số những người phạm tội không cần phải cách ly thì thường bị các Tòa án áp dụng án treo (trung bình khoảng 20% số người bị kết án)(lỉ. Tình hình thi hành án có nhiều chuyển biến từ sau khi BLHS năm 1985 được ban hành nhưng đến nay vẫn còn bộc lộ khá nhiều bất cập, cụ thể là: các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự không phải là phạt tù giai đoạn này còn chung chung (ví dụ: chỉ xác định các tổ chức xã hội, đoàn thể có trách nhiệm “phối hợp” trong công tác thi hành án nhưng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi cụ thể của từng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này); nhiều quy định pháp luật mang tính hình thức, thực chất mới chỉ nêu ra “tên việc” mà không có bảo đảm thực hiện cũng như không có một cơ chê phối hợp thực hiện rõ ràng.
– Cải tạo không giam giữ là một hình phạt mới được đưa vào hệ thống hình phạt trong luật hình sự của nước ta từ năm 1986, là một hình phạt chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trong điều kiện hiện nay của nước ta (bản chất của hình phạt này là giáo dục, cải tạo người phạm tội trong môi trường xã hội, không cách ly họ khỏi môi trường sinh hoạt và lao động thường ngày, dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc sinh sống. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ như: lao động, học tập, sinh hoạt tập thể, định kỳ 3 tháng báo cáo cơ quan, tổ chức giám sát mình… và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% – 20% để sung công quỹ). Tuy nhiên, lại không có . một văn bản pháp luật nào quy định về việc tổ chức thi hành hình phạt này, do đó, trên thực tế đã dẫn tới tình trạng rất phổ biến là: hầu như không có Tòa án nào tuyên phạt khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án, vì vậy, người bị phạt cải tạo không giam giữ không cảm thấy mình đang bị xử phạt bằng hình phạt dẫn đến hiệu quả giáo dục, cải tạo rất thấp; Toà án, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, thường không gửi trích lục bản án, không ra quyết định thi hành án; nhiều tổ chức thi hành án ở cơ sở không biết tổ chức thi hành ra sao;…
– Điều 38 BLHS quy định: quản chế là hình phạt buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn, sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương… Tuy nhiên, pháp luật lại quy định rất chung chung: “Đối với người bị quản chế thì sau khỉ chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú, để thi hành hình phạt quản chẽ” (Điều 266 BLTTHS). Vậy trách nhiệm cụ thể của chính quyền cơ sở như thê nào, thủ tục chuyển giao ra sao… chưa được cụ thể hoả. Thực tế các Tòa án khi kết án người phạm tội có áp dụng hình phạt quản chê thường không gửi bản sao bản án hoặc trích lục bản án cho chính quyền địa phương, vì vậy, chính quyền địa phương cũng không biết ỏ địa phương có ai bị quản chế để giám sát, giáo dục hoặc giao cho cá nhân, tổ chức khác giám sát, giáo dục…
2.4 Nhận định:
Ngoài ra, một trong những bất cập nữa của công tác thi hành án hình sự đối với các loại hình phạt trong thời gian qua ở nước ta còn thể hiện ở việc thiếu các quy định và cơ chê hữu hiệu nhằm đưa những người đã chấp hành xong các bản án, quyết định của Tòa án có thể tái hòa nhập được với cộng đồng. Chẳng hạn, việc phân loại đối tượng bị kết án phạt tù, trẻ em trong trường giáo dưỡng, người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh chưa thực sự gắn với công tác tái hòa nhập cộng đồng, do đó, trực tiếp dẫn tới những khó khăn trong việc xác định chế độ giam giữ và việc áp dụng các biện pháp thích hợp cho từng đối tượng đối với quá trình chuẩn bị cho họ tái hòa nhập cộng đồng; phần lón các trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh coi trọng các biện phấp lao động bắt buộc, mà không chú ý đầu tư cho các hoạt động dạy nghề, lao động hướng nghiệp… Vì vậy, những người mãn hạn tù, hết hạn ở trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh khi tái hòa nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí dễ tái phạm. Về mặt tổ chức, chúng ta lại chưa có một cơ quan chuyên trách thực hiện công tác này, cơ chê thực thi tái hòa nhập cộng đồng là một cơ chế phối hợp trong đó trách nhiệm của các bộ phận, các cơ quan hết sức chung chung. Các địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác giáo dục, giúp đỡ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng, các biện pháp giúp đỡ các đối tượng này thường mang tính kết hợp và chủ yếu nhằm thực hiện một mục tiêu khác, chẳng hạn: việc tổ chức và triển khai hoạt động của một số chương trình do các tổ chức xã hội tiến hành thường nhằm vào các mục tiêu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hay những sinh hoạt mang tính chất hiệp hội thuần tuý, còn việc giúp đỡ các đối tượng đã chấp hành xong hình phạt chỉ được xem là hoạt động lồng ghép, do vậy, nếu được họ giúp đỡ thì chỉ vì họ là thành viên của tổ chức có chương trình đó chứ không phải với tư cách là một đối tượng cần được lưu ý giúp đỡ đặc biệt để tái hoà nhập cộng đồng, Ở đây, cũng có vấn đề liên quan đến ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và công dân đối vớỉ công tác giáo dục, giúp đỡ những người đã thi hành xong hình phạt được trở lại tái hoà nhập cộng đồng, phần lón đều cho rằng, công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ Đối tượng là việc của cơ quan Công an và gia đình đối tượng, thậm chí nhiều gia đình Đối tượng còn phó mặc cho cơ quan Công an trong việc giáo dục, quản lý con em họ.
Tất cả những bất cập nói trên, ở mức độ này hay mức độ khác đều đã hoặc đang trực tiếp ảnh hưởng tói chất lượng công tác thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay. Do vậy, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải được đặt trong một không gian tổng thể và do đó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group