Thị trường nhị quyền bán (duopoly) là một loại thị trường thiểu quyền trong đó chỉ có hai người bán, ví dụ hai doanh nghiệp bán hàng cho một số lượng lớn tiêu dùng. Mỗi người tiêu dùng đều quá nhỏ, không thể tác động vào giá thị trường của hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ mua. Xét về bên bán, thị trường có hai đối thủ chơi một trò chơi có tổng thay đổi. Mô hình thị trường nhị quyền có hai dạng chủ yếu:

1. Mô hình không phản ứng: mô hình này giả định một trong hai công ty không thể dự kiến được phản ứng công ty kia, cả về giá cả lẫn sản lượng. Ví dụ, trong mô hình nhị quyền Bertrand, cả hai công ty đều giả định đối thủ không giảm giá để đáp lại biện pháp giảm giá ban đầu của mình (tức không phản ứng), và giả định này thúc đẩy họ giảm giá để tăng doanh thu. Vì cả hai công ty đều lập luận theo cùng một hướng, nên giá cả có thể bị ép xuống tới mức cạnh tranh, nghĩa là cả hai chỉ thu được lợi nhuận bình thường. Trong mô hình nhị quyền Cournot, các công ty điều chỉnh sản lượng chứ không phải giá cả. Trong mô hình này, các công ty thay đổi sản lượng của mình ương khi giả định ràng sản lượng của đối thủ cạnh tranh không thay đổi. Vì hai Công ty cùng suy nghĩ theo một hướng, sản lượng có thể tăng đến mức hai công ty có cùng thị phần và chỉ thu được lợi nhuận bình thường.

2. Mô hình phản ứng: mô hình giả định hai công ty nhân thức được rằng hành động của họ có quan hệ qua lại với nhau và bởi vậy tìm cách tránh những hình thức cạnh tranh gây thiệt hại cho nhau. Mô hình này được gọi là thị trường nhị quyền cấu kết. Sự cấu kết có thể đạt được bằng các phương tiện không chính thức, chẳng hạn cả hai nhà nhị quyền đều ngầm chấp nhận rằng một trong số họ là người chỉ đạo giá (mô hình chỉ đạo giá) hoặc bằng các phương tiện tạo lập sự cấu kết chính thức giữa họ với nhau (các ten).