Luật sư tư vấn:

Cơ sở lý luận, ý nghĩa về quan hệ giữa các bên trước khi ký kết hợp đồng cho vay (giai đoạn tiền hợp đồng) đã được đề cập, phân tích. Trong phạm vi cuốn sách này, tác giả chỉ đề xuất những kiến nghị thiết lập cơ chế pháp lý trước khi ký kết hợp đồng vay nhằm củng cố quan hệ hợp đồng. Cơ chế này bao gồm những căn cứ pháp lý và hậu quả nếu xảy ra vi phạm của các bên trong giai đoạn này.

 

1. Căn cứ pháp lý về trách nhiệm giai đoạn tiền hợp đồng

Pháp luật đề cập hợp đồng cho vay như một hình thức pháp lý duy nhất của giao dịch vay. Xuất phát từ nguyên tắc xét duyệt tín dụng trước khi cho vay (khoản 1, 2 Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010). Với những quy định mối, đó còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng trước khi cho vay. Trong mốĩ quan hệ pháp lý này, các bên phải gánh chịu nhiều chi phí, thời gian, công sức bỏ ra để đạt được mục tiêu ký kết hợp đồng vay, tìm kiếm lợi ích từ những hợp đồng này.

Nếu quan niệm bên cho vay có nhu cầu cho vay, phải tự gánh chịu những phí tổn khi tìm kiếm khách hàng, chi phí này được đưa vào lãi suất vay lấ chưa hợp lý. Vì điều này sẽ không tránh khỏi tình trạng bên vay không vay vốn vì nhiều lý do chủ quan và khách quan sau khi tổ chức tín dụng đã quyết định cho vay.

Thiết lập quan hệ pháp lý giai đoạn tiền hợp đồng sẽ giải quyết nhu cầu thực tế này, nâng cao trách nhiệm của các bên (kể cả đối với tổ chức tín dụng) về những cam kết thực hiện trước khi ký kết hợp đồng cho vay, bù đắp thiệt hại do bên vi phạm gây ra, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo khách hàng vay giữa các ngân hàng.

Các quy định hiện nay đã luật hóa quan hệ giữa các bên vay vốn trước khi ký kết hợp đồng cho vay thông qua các hoạt động thẩm định, quyết định cho vay, cung cấp thông tin của bên vay (Điểu 16, Điều 17 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN). Theo các quy định này, bên vay có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu chứng từ trong hồ sơ vay vốn trung thực, đầy đủ, đúng pháp luật. Nếu vi phạm, bên cho vay được quyền chấm dứt cho vay thu hồi vốn trước hạn. Dù vậy, các quy định về trách nhiệm của bên cho vay trường hợp này vẫn chưa được pháp luật quy định.

Vì vậy căn cứ xác định trách nhiệm đối với các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng được kiến nghị như sau:

i) Đối với bên vay: Đó là các hành vi không hợp tác, vi phạm nghĩa vụ cung cấp tài liệu, thông tin tín dụng không đúng sự thật, không ký kết hợp đồng cho vay sau khi đã được lãnh đạo tổ chức tín dụng quyết định chấp thuận cho vay;

ii) Đối với bên cho vay: Đó là hành vi từ chối ký kết hợp đồng vay không có lý do chính đáng.

 

2. Hậu quả pháp lý đối với các vi phạm cam kết giai đoạn tiền hợp đồng

Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay hiện hành không quy định cụ thể các biện pháp xử lý nếu các bên cố tình vi phạm cam kết giai đoạn tiền hợp đồng. Pháp luật chỉ dừng lại ở các quy định về các tài liệu, thông tin khách hàng nếu không đúng sự thật thì tổ chức tín dụng được quyền chấm dứt cho vay (khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010). Đồng nghĩa rằng, các biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng chỉ áp dụng sau khi ký kết hợp đồng cho vay là chưa thể hiện hết ý nghĩa các trách nhiệm này. Bởi lẽ, ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, các nhà làm luật đã ấn định nghĩa vụ bên vay phải trung thực về tính chính xác đối với hồ sơ, tài liệu mình đã cung cấp cho ngân hàng. Kể cả khi chưa ký kết hợp đồng cho vay, nếu bên cho vay qua thẩm tra phát hiện hồ sơ, chứng từ không đúng sự thật thì họ vẫn có quyền yêu cầu bên vay bồi thường thiệt hại về những chi phí phát sinh.

Mặt khác, nếu dựa trên các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết ở tình huốhg này là chưa phù hợp. Các quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ nêu các trách nhiệm chung. Trong khi đó, quan hệ tín dụng vốn dĩ là chuỗi các giao dịch đan xen, ràng buộc lẫn nhau, có những đặc thù riêng. Do vậy, trách nhiệm của các bên về những cam kết tín dụng không thực hiện đúng và cần được đặt ra ở cả hai giai đoạn trước và sau khi ký kết hợp đồng cho vay:

– Giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng cho vay:

Quá trình thẩm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn có kết quả là, tổ chức tín dụng ban hành quyết định (hoặc văn bản) chấp thuận cho vay. Nếu các bên không ký kết hợp đồng cho vay thì phải bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bồi thường này được áp dụng đối với cả tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn. Thiệt hại trong trường hợp này chính là chi phí lập hồ sơ, chi phí thẩm định, dự phòng khoản vay. Tuy nhiên, cần phân biệt phạm vi của các chi phí, công sức tổ chức tín dụng đã bỏ ra để bồi thường thiệt hại vì khi đó các bên chưa chính thức ký kết hợp đồng cho vay. Đối với trường hợp Tổ chức tín dụng đã quyết định cho vay nhưng sau đó không ký kết hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì cũng phải bồi thường cho khách hàng vay, theo như các trách nhiệm tương tự.

–    Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng cho vay:

Trách nhiệm của các bên sau khi ký kết hợp đồng cho vay dựa trên những cam kết trong giai đoạn tiền hợp đồng, thỏa thuận hợp đồng vay. Pháp luật đã quy định cụ thể các biện pháp chế tài đối với bên vay nếu cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, không chính xác là phù hợp.

Tóm lại, thiết lập quan hệ trách nhiệm giai đoạn tiền hợp đồng vay là nhu cầu khách quan, nhân tố để bảo đảm cho các hợp đồng cho vay được thực hiện đúng đắn, hiệu quả. Kiến nghị này nếu được thực hiện sẽ hình thành một cơ chế pháp lý điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng vay còn bỏ ngỏ, tác động tích cực đến trật tự trong kinh doanh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của câc bên ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn (kể cả đối với bên vay – phải có ý thức cung cấp thông tin, chứng từ vay vốn đầy đủ, trung thực), tránh tình trạng các tổ chức tín dụng lôi kéo khách hàng, tùy tiện từ chối cho vay không có lý do chính đáng.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.