Trả lời:
Theo Điều 209 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về đình công thì:
“1. Đình công là sự ngừng việc làm tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong qua trình giaiar quyết tranh chấp lao động.
2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này”.
Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật, nhất là đòi thỏa mãn những yêu sách của người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc và những đảm bảo xã hội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, do phạm vi ảnh hưởng rất lớn của đình công đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như với xã hội mà quyền đình công này phải được giới hạn trong một khuôn khổ pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.
Điều 221 Bộ luật Lao động 2012 về quyết định hoãn, ngừng đình công như sau:
“Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao choc ơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.”
Chương III hoãn, ngừng đình công của Nghị định 46/2013/NĐ-CP, Điều 8 quy định về các trường hợp hoãn, ngừng đình công:
“1. Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh.
2. Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
3. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.
5. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.”
Theo đó Điều 214 bộ Luật lao động 2012 ghi nhận về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công:
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 214 có quy định tập thể lao động và người sử dụng lao động có quyền tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể. Quy định này thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước trong việc để cho các bên trong cuộc đình công tự thương lượng với nhau về các tranh chấp còn tồn tại. Nếu hai bên thương lượng thành công thì mục đích của cuộc đình công không còn nữa, đình công sẽ chấm dứt. Đây là một thời điểm có thể dẫn tới chấm dứt đình công.
Thứ hai, nếu các bên không thể tự tự hòa giải thì họ có quyền mời chủ thể thứ ba tới hòa giải, chủ thể hòa giải ở đây là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh. Chủ thể thứ ba ở đây được quy định rất rõ tại điều luật: cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh cụ thể là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức công đoàn cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh. Trong trường hợp này, nếu chủ thể thứ ba này tiến hành hòa giải thành, cuộc đình công cũng sẽ chấm dứt.
Thứ ba, tại điểm a khoản 2 quy định về quyền của Ban chấp hành công đoàn: “rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công”. Sau khi thực hiện hết các thủ tục cần thiết để ra quyết định đình công, nếu Ban chấp hành công đoàn – đại diện hợp pháp của tập thể lao động vì lý do nào đó như mâu thuẫn quan hệ lao động đã được dàn xếp thỏa đáng trước hay đang đình công thì hoàn toàn có thể rút lại quyết định đình công. Và thời điểm rút quyết định cũng là thời điểm chấm dứt đình công, người lao động có thể tiếp tục quay trở lại làm việc.
Thứ tư, tại điểm a khoản 3 có quy định người sử dụng lao động có quyềnchấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của tập thể lao động. Suy ra việc đình công có thể sẽ chấm dứt khi tập thể lao động được đáp ứng một phần hoặc toàn bộ những yêu cầu mà được đưa ra và mục đích của đình công cũng không còn nữa.
Thứ năm, trước khi bắt đầu đình công, trong quá trình đình công hoặc sau khi đã ngừng đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn đến Tòa án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp, người sử dụng có quyền nộp đơn đến tòa án kết luận tính bất hợp pháp của đình công. Khi nhận được yêu cầu này từ một trong hai bên hoặc cả hai bên, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Trong trường hợp hai bên không đồng ý với quyết định này, có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao và quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Theo đó, nếu cuộc đình công được kết luận là bất hợp pháp, bên phía tập thể lao động sẽ buộc phải chấm dứt đình công và quay trở lại làm việc. Còn nếu kết luận của Tòa án là cuộc đình công hợp pháp thì tập thể lao động có quyền tiếp tục đình công cho tới khi đạt được yêu cầu đã đặt ra hoặc tự chấm dứt đình công.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group