Tổng thời gian làm việc bao gồm: Thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước; thời gian làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang mà chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ; thời gian được cơ quan, đơn vị ký hợp đồng lao động; thời gian được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng; thời gian nghỉ theo chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng (như tổ chức kết hôn cho bản thân, cho con…); thời gian nghỉ việc để chữa bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thời gian này được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH); thời gian nghỉ sinh con; thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai; thời gian bị tạm đình chỉ công tác; thời gian chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án (trường hợp được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ) và trong thời gian này được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.

Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  1900.0191

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc nêu trên là thời gian có đóng BHXH tại cơ quan, đơn vị của Nhà nước.

Thời gian công chức làm việc thực tế tại cơ quan Nhà nước bao gồm cả thời gian công chức thực hiện chế độ công chức dự bị theo quy định của pháp luật.

Trường hợp viên chức được tuyển dụng mà trước đó thực hiện ký hợp đồng lao động có đóng BHXH tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước thì thời gian ký hợp đồng lao động được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.

Tiền lương tối thiểu chung để xác định mức trợ cấp tính theo mỗi giai đoạn đóng BHXH, phù hợp với quy định chung của Nhà nước ở mỗi thời kỳ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group