1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
2.1 Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDT có quy định như sau:
Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Cụ thể:
Tiêu chí |
Thời gian làm việc |
Thời gian nghỉ hè |
|||
Giảng dạy (dạy trẻ) |
Học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ |
Chuẩn bị năm học mới |
Tổng kết năm học |
||
Mầm non |
35 tuần |
02 tuần |
02 tuần |
01 tuần |
08 tuần |
Tiểu học |
35 tuần |
05 tuần |
01 tuần |
01 tuần |
02 tháng |
Cấp 2 và cấp 3 |
37 tuần |
03 tuần |
01 tuần |
01 tuần |
02 tháng |
Dự bị đại học |
28 tuần |
12 tuần |
01 tuần |
01 tuần |
02 tháng |
2.2 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên mônlà như thế nào?
2.3 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác?
2.4 Cách quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy đối với giáo viên là như thế nào?
2.5 Phải điều chỉnh thời gian làm việc, nghỉ hè của giáo viên vì dịch như thế nào?
Tại Công văn 260/BGDĐT-GDTC ngày 31/01/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định cụ thể như sau:
Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục.Trước đó, ngày 31/01/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 260/BGDĐT-GDTC đề nghị địa phương xem xét, quyết định cho học sinh tạm thời nghỉ học. Và đến thời điểm này, nhiều địa phương mới quyết định cho học sinh đi học trở lại.Trong thời gian này, học sinh đã học tại nhà và giáo viên vẫn thực hiện dạy học, kiểm tra… thông qua internet, trên truyền hình. Bởi vậy, để xác định thời gian làm việc cụ thể của giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn chi tiết như sau:Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch vi rút Cô-rô-na là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”.Thực hiện Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó trong trường học, cụ thể như sau:– Nghiêm túc thực hiện Công điện số 43/CĐ-BGDĐT ngày 28/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra.– Căn cứ vào tình hình thực tế dịch bệnh, các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với ngành Y tế tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học và có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình giáo dục.– Tuyên truyền cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh, cách thức tự theo dõi sức khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh; đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có biểu hiện sốt, ho (khuyến khích đeo khẩu trang khi đến trường và tham gia các hoạt động ngoại khóa).– Báo cáo kịp thời những trường hợp bất thường ở địa phương về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ: Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại/Fax: 024 3869 4029. Di động: 0915 218 464. E-mail: [email protected]Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện./.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group