1. Thời gian phục vụ tại ngũ là bao lâu?
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ như sau:
Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Theo đó, nếu em bạn không phải là binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo thì thời gian phục vụ tại ngũ vẫn là 18 tháng.
Chào Luật sư, em xuất ngũ trong CAND vì hoàn cảnh gia đình lúc xuất ngũ e là Sĩ quan vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi em có thể quay trở lại phục vụ được không, cám ơn Luật sư của LVN Group.
=> Theo quy định của pháp luật hiện hành, chưa có quy định cụ thể về việc quay trở lại phục vụ sau khi xuất ngũ. Do đó, nếu muốn quay lại phục vụ, bạn phải thực hiện thủ tục giống như lần đầu tham gia.
Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi: Em là chiến sĩ nhập ngũ tháng 2.2016 mà em bị bệnh thiếu máu tim ,viêm xoang có được xuất ngũ trước thời hạn không ?
=> Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về điều kiện xuất ngũ như sau:
“Điều 43. Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.”
Theo đó, nếu sức khỏe của bạn không đủ để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thì sẽ được xuất ngũ sau khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa quân sự.
Thưa Luật sư của LVN Group, Trước đây em đi làm ở công ty kinh doanh dịch vụ. Nhưng sau đó cty có gửi e đi nghĩa vụ vì tỉnh yêu cầu. Sau khi xuất ngũ em lại về công ty làm việc vậy cho em hỏi bảo hiểm của em có được cộng thêm thời gian em phục vụ trong quân đội không ah? Và nếu được cộng thì bên bảo hiểm cộng hay bên công ty đóng cho mình ?
=> Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chính sách đối với binh sĩ tại ngũ như sau:
“Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.”
Theo đấy, binh sĩ sẽ được Nhà nước đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Thời gian tham gia bảo hiểm này sẽ được cộng nối với thời gian tham gia bảo hiểm sau này của bạn.
2. Độ tuổi và tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ?
Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của nhiều bạn cùng trang lứa khác trên cả nước về độ tuổi được gọi nhập ngũ cũng như lý lịch tư pháp như thế nào là phù hợp. Luật sư xin đưa ra hai phần để tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Về độ tuổi được gọi nhập ngũ là đủ 18 tuổi, nay bạn đã gần 19 tuổi là đã đáp ứng được độ tuổi theo đúng quy định pháp luật nghĩa vụ quân sự. Tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Thứ hai: Về thắc mắc của bạn trong vấn đề khai báo lý lịch tư pháp thì trước hết cần phải làm rõ thông tin là bố bạn là người nước ngoài thì trong trường hợp này thế hệ ông bà nội của bạn là người nước ngoài. Khi điều tra lý lịch tư pháp thì bạn phải khai báo cả những thông tin này nhưng bạn không thể khai báo được thì Ban chỉ huy quân sự ở xã có thể căn cứ vào điều này và cho rằng lý lịch tư pháp của bạn là không rõ ràng. Theo quy định pháp luật căn cứ theo Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về điều kiện được nhập ngũ là phải có lý lịch tư pháp rõ ràng. Căn cứ theo quy định tại điều này thì bạn chỉ đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chứ về lý lịch thì chưa đáp ứng được nên bạn sẽ không được gọi nhập ngũ mặc dù bạn đã đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự.
“Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 Luật công an nhân dân.”
3. Tiêu chuẩn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nữ?
Trả lời:
Trước hết, để có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn phải không thuộc các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 bao gồm các đối tượng sau:
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Nếu bạn không thuộc các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự nêu trên thì để có thể nhập ngũ theo quy định, ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe trong đó có tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng thì bạn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển quân theo quy định của pháp luật theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ:
Một là, về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi. Theo thông tin bạn cung cấp, năm nay bạn mới 17 tuổi, do đó, bạn cần phải đủ 18 tuổi trở lên, tức là ít nhất bạn phải qua sinh nhật lần thứ 18 của mình mới đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Hai là, bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
Ba là, về tiêu chuẩn sức khoẻ, bạn phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự và không thuộc trường hợp có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Bốn là, về tiêu chuẩn văn hóa thì bạn phải có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, trường hợp này bạn đã học hết chương trình lớp 8, do đó, bạn vẫn đủ tiêu chuẩn về văn hóa theo quy định.
Khi bạn đáp ứng đồng thời cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì bạn phải nằm trong danh sách những ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp với quân đội theo Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai:
Đối với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
– Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;
– Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;
– Văn thư – lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;
– Tài chính;
– Kế toán;
– Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;
– Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;
– Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa – dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;
– Y, Dược: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai – Mũi – Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng – Hàm – Mặt.
Đối với trình độ cao đẳng, đại học:
– Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;
– Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh – truyền hình; Diễn viên kịch – điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh – truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
– Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh – truyền hình; Thiết kế âm thanh – ánh sáng;
– Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á;
– Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;
– Tài chính;
– Kế toán;
– Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;
– Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng;
– Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
– Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
– Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng – Hàm – Mặt; Kỹ thuật phục hình răng.
Đối với trình độ trung cấp:
– Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Lập trình/Phân tích hệ thống; Thiết kế và quản lý Website; Hệ thống thông tin văn phòng; tin học ứng dụng;
– Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
– Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học;
– Tài chính – Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;
– Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng: Văn thư – Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin;
– Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh – truyền hình; Diễn viên kịch – điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh – truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
– Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh – truyền hình; Thiết kế âm thanh – ánh sáng;
– Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.
Như vậy, để có thể nhập ngũ theo nguyện vọng của mình thì bạn phải có trình độ ít nhất là trung cấp trở lên và thuộc các ngành, nghề nêu trên tương ứng với các trình độ thì mới đáp ứng quy định của Quân đội để có thể nhập ngũ, nếu không đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên thì bạn không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự kể cả khi bạn tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự.
4. Bị bệnh thì có được miễn nghĩa vụ quân sự (NVQS) không?
Trả lời:
=> Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định: 3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
….c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Như vậy, nếu không đủ điều kiện về sức khỏe, bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Thời điểm hiện tại có đợt tuyển Quân sự ko. Trước đây 1 một tháng em có nhận được giấy gọi NVQS . Lí do về việc gia đình nên em xin tạm hoãn.. giờ xong việc rồi em muốn Nhập ngũ được ko ? Cảm ơn!
=> Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Điều 33. Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Xin chào Luật sư của LVN Group e sinh 27-05-1993 Và tháng 2 – 2016 e dc gọi đi khám nvqs và e trúng tuyển nvqs h đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng vì e làm dịch vụ ngành cưới và khổng thể tham gia nvqs theo quy định e đang có ý định trốn nvqs vậy sẽ bị phạt như thế nào và có bị truy tố hình sự không Nếu năm nay trốn rồi thì nếu năm 2017 bị gọi lại e phải làm thế nào để không phải đi nvqs
Khi đến tuổi nghĩa vụ quân sự mà trốn nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu cụ thể:
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Nếu đã xử lý hành chính mà bạn không chấp hành, thì có thể bạn bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
5. Hỏi về điều kiện sức khỏe để nhập ngũ?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định về tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn về tuổi đời:
– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
“1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.”
Theo đó, bạn sinh ngày 26 tháng 12 năm 2000, tính đến thời điểm hiện tại bạn đã đủ 17 tuổi, vì tính đến ngày 26 tháng 12 năm 2017 bạn đã qua sinh nhật lần thứ 17, tức có nghĩa bạn đáp ứng độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tiêu chuẩn chính trị:
– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
Về tiêu chuẩn chính trị thì sẽ do quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định. Miễn sao bạn không thuộc các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:
Một là, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Hai là, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Ba là, bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiêu chuẩn văn hóa:
– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn học hết lớp 8, do đó, về tiêu chuẩn về văn hóa thì bạn đáp ứng được điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định là có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên.
Tiêu chuẩn sức khoẻ:
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cách phân loại sức khỏe căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Như vậy, về cơ bản, trường hợp của bạn nếu muốn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn phải đáp ứng được đồng thời bốn tiêu chuẩn trên, trong đó, quan trọng nhất vẫn là tiêu chuẩn về sức khỏe, bạn cần có sức khỏe thuộc loại 1, loại 2 và loại 3 và không thuộc đối tượng có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS thì bạn mới đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Danh mục các bệnh tật bạn có thể tham khảo qua quy định của Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự để biết chính xác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group