1. Thủ tục cải chính, thay đổi họ tên làm thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Em sinh năm 1998. hiện tại em muốn đổi tên của mình với lí do Họ, tên khi sử dụng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp. Các anh chị cho em hỏi là có đổi tên đươc không, vì còn ảnh hưởng đến học bạ chứng minh thư và 1 số hồ sơ khác nữa. Nếu đổi được thì phải làm như thế nào ạ ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 26 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội thì:

“Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Theo đó, tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì họ, tên của bạn khi sử dụng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp. Thì chính bản thân bạn có quyền yêu cầu về việc thay đổi tên của mình, dựa trên những căn cứ trên, bạn hoàn toàn có quyền được thực hiện thủ tục thay đổi họ, tên cho mình.

Theo đó, bạn thực hiện thủ tục cải chính tên trên giấy khai sinh của bạn dựa trên quy định tại ĐIều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đối với việc cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Vì vậy, bạn nộp tờ khai và các giấy tờ khác (văn bản đồng ý của bạn) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tham khảo bài viết liên quan: Thay đổi tên và tên đệm như thế nào ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Thủ tục thay đổi họ cho con có tốn phí nhiều không ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Em có 1 đứa con riêng sinh năm 2006, giờ em lấy chồng khác, em muốn đổi họ cho con em qua họ chồng em hiện tại có được không ạ? thủ tục như thế nào và có tốn phí nhiều không?
Xin chân thành cám ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 27 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hộiquy định quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Vợ chồng bạn đã ly hôn, việc này chỉ chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo pháp luật còn mối quan hệ giữa cho mẹ và con cái thì vẫn tồn tại vì vậy bạn bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con bạn. Tuy nhiên con ở đây là con chung, cả bố và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ đối với con nên việc thay đổi này phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng ngoài ra phải có sự đồng ý của con bạn nếu con bạn trên 9 tuổi, dựa theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch như sau:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch

Theo đó, nếu có sự đồng ý của chồng cũ bạn, bạn có thể tiến hành thủ tục đổi họ cho con dựa theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014, theo đó, bạn nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan (văn bản đồng ý của chồng bạn, Giấy khai sinh cũ của con bạn) cho công chức tư pháp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đăng ký khai sinh cho con bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Có được thay đổi họ cho con sang họ mẹ khi ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Thay đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần chồng đồng ý không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi và chồng có một con chung, chúng tôi ly hôn đầu năm 2019, Tòa án giao con cho tôi nuôi dưỡng và chồng tôi cấp dưỡng cho cháu hàng tháng. Nay tôi muốn thay đổi họ cho con từ họ bố sang họ mẹ. Mong Luật sư giải đáp cho tôi, tôi đổi họ cho con sau khi đã ly hôn thì có cần bố cháu đồng ý không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Thay đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần chồng đồng ý không?

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn trình bày, bạn muốn thay đổi họ cho con từ cho cha sang họ mẹ, đây là trường hợp thay đổi hộ tịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Phạm vi thay đổi hộ tịch:

“Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung đăng ký khai sinh khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”

Căn cứ Điều 27 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc thay đổi họ cho con phải theo yêu cầu của cha để và mẹ đẻ. Mặt khác, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ như sau:

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

Như vậy, việc thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ phải được sự đồng ý của cả cha và mẹ của người đó và thể hiện rõ trong tờ khai. Việc thay đổi họ cho con từ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của con và phải xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Việc thay đổi họ không được gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, nhân phẩm….. của người khác hoặc với mục đích là cản trở quyền và nghĩa vụ người cha trong việc, thăm nom, chăm sóc, chia rẽ tình cảm của con với cha … Nếu việc thay đổi họ, tên không xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của con thì việc thay đổi đó có thể không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. Các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Kể cả khi hôn nhân đã chấm dứt thì pháp luật vẫn thừa nhận là quan hệ cha mẹ con, trên Giấy khai sinh của con vẫn ghi nhận thông tin của cha mẹ. Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con. Vì vậy, mặc dù chồng hoặc vợ là người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con không thay đổi. Do đó trường hợp yêu cầu thay đổi họ, tên cho con từ họ cha sang họ mẹ phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ.

Từ các lẽ trên, bạn chỉ được thay đổi họ tên cho con nếu được người cha đồng ý và phải xuất phát từ quyền lợi của con.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Thay đổi họ tên cho con theo yêu cầu của cha mẹ nuôi ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Vợ chồng em tôi có nhận nuôi 1 cháu trai 13 tuổi làm con nuôi. Trong tờ khai sinh gốc của cháu làm khai sinh tại phường Hàng Bồ là theo địa chi cũ của mẹ ruột cháu. Nhưng hiện tại mẹ ruột cháu chuyển nhà về phuờng Bạch mai còn vợ chồng người nhận nuôi cháu bé sống tại phường Long biên.
Vậy vợ chồng em tôi muốn cháu thay đôi tên bố mẹ nuôi vào giấy khai sinh của cháu thì phải làm lại giấy khai sinh cho cháu tại phường nào?
Tôi xin chân thanh cám ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất : Về quyền thay đổi họ của con nuôi

Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền thay đổi họ tên như sau:

Như vậy theo quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên cho con nuôi, pháp luật không quy định việc cha, mẹ nuôi yêu cầu đổi tên họ cho con nuôi phải sự đồng ý của cha mẹ đẻ. Theo đó, nếu vợ chồng bạn có ý định đổi họ tên cho con nuôi, và có sự đồng ý của cha mẹ đẻ cháu, thì lúc này bạn thực hiện thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi như sau:

Thứ 2, Thủ tục thay đổi tên cho con nuôi.

Căn cứ vào Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì thủ tục vợ chồng bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi họ tại Ủy ban nhân dân xã (nơi đã đăng kí giấy khai sinh, cụ thể là tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ) trong trường hợp con nuôi dưới 14 tuổi

– Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi họ ( đối với con từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của con thể hiện trong tờ khai

+ Bản chính giấy khai sinh của con nuôi

+ Bản sao hộ khẩu của con nuôi (nếu có).

+ Bản sao CMND và hộ khẩu của cha, mẹ,nuôi.

+ Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi

+ Văn bản thể hiện đồng ý đổi họ của cha và mẹ nuôi trong trường hợp làm con nuôi của hai vợ chồng, có chứng thực chữ ký hợp lệ.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ.

– Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sựliên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận chuyển cán bộ chuyên môn giải quyết.

– Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Thời hạn giải quyết là 3 ngày làm việc nếu đủ điều kiện pháp luật cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi họ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi họ. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự. (nếu xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc). Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục nhận con nuôi ?Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Hướng dẫn cách đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ ?

Em có một thắc mắc muốn được giải đáp như sau ạ: Em và chồng lấy nhau không có đăng ký giấy kết hôn. Sau khi sinh con thì chỉ làm thủ tục bố nhận con để làm giấy khai sinh cho cháu và cháu mang họ bố. Nhưng hiện tại vợ chồng em đã ly hôn và em muốn đổi họ cho con sang họ của mẹ. Mọi thông tin như quê quán lại theo bố, hộ khẩu theo mẹ. Em cũng muốn đổi lại hoàn toàn thông tin như quê quán theo mẹ luôn.
Vậy em cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì để giấy khai sinh của cháu mang họ mẹ + quê quán theo mẹ. Tháng 9 này cháu đã vào lớp 1, mọi thông tin càng phải làm sớm ạ ?
Em rất mong anh chị tư vấn giúp em ạ.

Trả lời:

Điều 27, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 xác định phạm vi thay đổi hộ tịch gồm

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, nếu muốn tiến hành thay đổi họ cho con (6 tuổi) thì bạn cần có sự đồng ý của cha cháu nữa, việc đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản. Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy khai sinh bản chính của con

– CMND, hộ khẩu (sao y)

– Tờ khai xin thay đổi, cải chính họ, tên cho con (sử dụng mẫu của UBND phường, xã nơi đăng ký khai sinh cho con).

– Các loại giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi, cải chính họ, tên cho con.

Hồ sơ nộp tại UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh cho con.

Về việc thay đổi quê quán cho cháu, thì Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội như sau: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, ngay từ khi sinh ra thì quê quán của trẻ em đã được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Chỉ trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì quê quán của con được xác định theo quê quán của người mẹ. Do đó, không có cơ sở pháp lý để tiến hành đổi lại quê quán của con bạn. Bài viết tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi tên cho con ngoài giá thú ?

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group