Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và trả lời cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010;
– Nghị định 18/2005/NĐ-CP;
– Thông tư 52/2005/TT-BTC;
1. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là một loại hình tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.
Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
2. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Căn cứ Thông tư 52/2005/TT-BTC:
– Có mức vốn thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại điểm 1.1, khoản 1 Mục V Thông tư này;
Mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là 20 tỷ đồng. Riêng mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 9 tỷ đồng.
– Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư này;
– Có lĩnh vực và nội dung hoạt động dự kiến phù hợp với quy định tại khoản 2, Mục I Thông tư này;
2. Lĩnh vực và nội dung hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
2.1. Nghiệp vụ bảo hiểm
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm sau đây:
2.1.1. Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
2.1.2. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
2.1.3. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
2.1.4. Bảo hiểm xe cơ giới;
2.1.5. Bảo hiểm cháy, nổ;
2.1.6. Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
2.1.7. Bảo hiểm trách nhiệm chung;
2.1.8. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
2.1.9. Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
2.1.10. Bảo hiểm nông nghiệp;
…
– Có điều lệ phù hợp với quy định tại điều 14, Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
– Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm quản lý.
+ Giám đốc (Tổng Giám đốc) của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn quản lý kinh doanh hay quản lý nhà nước về bảo hiểm ít nhất 03 năm và phải thường trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
– Có số lượng thành viên sáng lập không thấp hơn 10 thành viên.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm những tài liệu sau:
– Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 52/2005/TT-BTC. Đơn xin cấp giấy phép phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của các thành viên sáng lập;
– Phương án hoạt động 5 năm đầu trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và lợi ích kinh tế của việc thành lập tổ chức này;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng được công chứng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
– Xác nhận về tính hợp pháp của nguồn vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ, tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân sáng lập;
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh;
– Dự thảo điều lệ bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 14 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và phù hợp với các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Biên bản họp của các thành viên sáng lập về việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về năng lực pháp lý của các thành viên sáng lập:
+ Đối với các thành viên sáng lập là tổ chức: bản sao có công chứng của quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
+ Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
– Văn bản uỷ quyền cho người đại diện các thành viên sáng lập.
Hồ sơ xin cấp giấy phép của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Các thành viên sáng lập phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp giấy phép.
4. Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ xin cấp giấy phép được Bộ Tài chính tiếp nhận và kiểm tra trên cơ sở sau:
– Đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 52/2005/TT-BTC;
– Tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy phép;
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tính hợp pháp của các nguồn vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép, Bộ Tài chính quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ đầu mục hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 52/2005/TT-BTC, Bộ Tài chính có thể gửi thông báo yêu cầu các thành viên sáng lập bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu thấy cần thiết.
Thời hạn để các thành viên sáng lập gửi văn bản bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính. Hết thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu các thành viên sáng lập không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ xin cấp giấy phép hết giá trị xem xét.
Giấy phép được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 52/2005/TT-BTC.
Việc thẩm định Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác.
5. Lệ phí cấp giấy phép
Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Phụ lục II, Thông tư số 110/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12 tháng 12 năm 2002 hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
PHỤ LỤC SỐ 2
DANH MỤC CHI TIẾT CÁC LOẠI LỆ PHÍ
STT |
Tên lệ phí |
Mức thu |
Ghi chú |
1 |
Lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ |
70.000.000 đồng |
|
2 |
Lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ |
140.000.000 đồng |
|
3 |
Lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm |
4.000.000 đồng |
|
4 |
Lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng |
140.000.000 đồng |
|
5 |
Lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng |
70.000.000 đồng |
|
6 |
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. |
70.000.000 đồng |
|
7 |
Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện của các tổ chức ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam |
1.000.000 đồng |
|
6. Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Điều 14 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định:
– Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải phù hợp với các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do các thành viên sáng lập xây dựng khi chuẩn bị thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và phải có chữ ký của các thành viên sáng lập.
– Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; biểu tượng của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (nếu có).
+ Mục đích thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+ Lĩnh vực, phạm vi, địa bàn hoạt động; thời gian hoạt động;
+ Xác định tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+ Cơ chế biểu quyết của các thành viên;
+ Tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ; người đại diện trước pháp luật;
+ Vốn thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; phương thức đóng góp, hoàn trả vốn thành lập và các chi phí liên quan đến việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+ Quy chế tài chính; các nguyên tắc, cơ sở giảm phí bảo hiểm; phương thức phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Cơ cấu tổ chức, bộ máy, chế độ làm việc của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; chế độ đãi ngộ của người quản trị, điều hành; thể thức bầu cử, thông qua quyết định; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
+ Các nội dung khác của Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ do các thành viên thoả thuận nhưng không được trái với với quy định của pháp luật.
– Việc huỷ bỏ, thay thế, bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ do đại hội toàn thể thành viên quyết định.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.