1. Thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng thành phố ?
Trả lời:
Theo quy định của Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013, thủ tục đăng ký thường trú như sau: Điều 21 quy định:
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 28 quy định về cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vợ và con của bạn có hộ khẩu khác huyện trong cùng thành phố Hà Nội với bạn, do đó khi chuyển khẩu vợ bạn cần có giấy chuyển hộ khẩu vì thuộc trường hợp ” chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương”. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu vàphiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Vợ bạn nộp hồ sơ tại Công an huyện để được cấp giấy chuyển hộ khẩu, sau khi có giấy chuyển hộ khẩu thì vợ bạn có thể thực hiện đăng ký thường trú theo quy định tại điều 21 như trên tại Cơ quan công an huyện nơi bạn thường trú hiện tại.
2. Nhân khẩu, hộ khẩu và những vấn đề pháp lý liên quan?
Trả lời:
Nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ internet, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh cá thể, …
Thông thường với loại hình kinh doanh dịch vụ internet, bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể.
Hiện nay, không có quy định bắt buộc địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh phải cùng địa điểm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nên bạn có thể đăng ký kinh doanh internet dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên bạn phải đăng ký tạm trú tại đây.
Căn cứ Điều 30 Luật cư trú năm 2006 (Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:
Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộpphiếu báo thay đổi hộ khẩu,nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
Sau khi đăng ký tạm trú anh làm hồ sơ đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
*Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài chính – kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh đăng ký tạm trú hoặc Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
*Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
3. Tư vấn chuyển hộ khẩu khi ly hôn?
Trả lời:
1.Thứ nhất về điều kiện đăng ký thường trú cùng với cha mẹ?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013:
“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;”
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú:
“Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.”
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
“i) Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.”
Như vậy trong trường hợp này bạn muốn đăng ký thường trú về cùng bố mẹ mình thì bạn cần cung cấp giấy tờ: giấy tờ chứng minh ( giấy khai sinh…) hoặc xác nhận UBND cấp xã về mối quan hệ cha con.Do đó khi bạn muốn đăng ký thường trú cùng bố mẹ bạn thì trong trường hợp này bạn không cần đợi khi sau khi ly hôn bạn vẫn được đăng ký thường trú cùng bố mẹ với trường hợp trên.
2.Thứ hai về thủ tục, trình tự đăng ký thường trú với trường hợp trên?
Bước 1: Bạn nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
-Về hồ sơ đăng ký thường trú:
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
“2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”
-Trình tự, thủ tục để cung cấp giấy tờ trên:
+Về phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu: (Mẫu thông tư 36/2014/TT-BCA)
+Về giấy chuyển hộ khẩu:
Điều kiện: Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi,bổ sung năm 2013):
“2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Hồ sơ: Căn cứ khoản 4 Điều 28 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013)
“4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.”
Thẩm quyền giải quyết:Căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
“3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Như vậy:
Nếu chuyển nơi thường trú tại nơi khác phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an cấp xã
Nếu chuyển nơi thường trú tại nơi khác phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, công an thị xã thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn giải quyết:03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ khoản 5 Điều 28 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
“5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.”
Bước 2: Bạn nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Như vậy:
Nếu nơi bạn đăng ký thường trú là thành phố trực thuộc Trung ương: Công an quận, huyện, thị xã
Nếu nơi bạn đăng ký thường trú là tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
-Về thời hạn giải quyết:15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):
“3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục tách hộ khẩu sau khi ly hôn ?
4. Tư vấn ly hôn khi vợ không có mặt tại nơi đăng ký hộ khẩu ?
Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời
Theo như tình huống bạn đưa ra, bạn đã nộp đơn ly hôn và muốn giải quyết việc ly hôn tại TAND huyện Đại từ- Thái nguyên, nhưng vợ bạn đang ở trong Đắc lắc và không thể ra giải quyết việc ly hôn vậy đây được hiểu là ly hôn vắng mặt, việc ly hôn vắng mặt được giải quyết như sau:
Việc giải quyết đơn yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
Bước 1: Thụ lý vụ án.
Sau khi bạn nộp đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ tiến hành các bước để ra Thông báo thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho bị đơn về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Trong vụ án ly hôn do bạn khởi kiện, vợ bạn có tư cách là bị đơn, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 58 và Điều 60 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó có: Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành; Tham gia phiên toà….
Bước 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn (bạn) và bị đơn (vợ bạn). Tuy nhiên, nếu vợ bạn với tư cách là bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng bạn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự). Vì vậy, Tòa án sẽ có biên bản không hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử.
Khi vụ án được đưa ra xét xử, vợ bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp vợ bạn với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Song, đối với vụ việc ly hôn, theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, trừ trường hợp ly hôn theo quy định tại Khoản 2, Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể là:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện..”
Như vậy, chúng ta thấy rằng, việc vợ bạn vắng mặt – không tham gia phiên tòa, thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn của bạn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn. Nếu căn cứ ly hôn được nguyên đơn đưa ra chứng minh được về tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án vẫn ra bản án cho phép các bên ly hôn. Ngược lại, nếu căn cứ ly hôn không thuyết phục hoặc không có căn cứ ly hôn thì Tòa án cũng có thể ra bản án không cho phép các bên ly hôn.
5. Các trường hợp bị xóa thường trú năm 2021?
Trả lời
09 trường hợp bị xóa đăng ký thường trú từ 01/7/2021
Điều 24 Luật cư trú năm 2020
Theo đó, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
(1) Chết, có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
(2) Ra nước ngoài để định cư.
(3) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020.
(4) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (quy định mới).
(5) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, trước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (quy định mới).
(6) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp (8) (quy định mới).
(7) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyền quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhà và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp (8) (quy định mới).
(8) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó (quy định mới).
(9) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật (quy định mới).
Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi, rất mong có thể giải đáp được thắc mắc của bạn.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn luật hành chính – Công ty luật LVN Group