1. Thủ tục chuyển hộ khẩu về nhà chồng thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về thủ tục chuyển khẩu, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định của pháp luậtthì trường hợp bạn lấy chồng khác tỉnh và muốn chuyển hộ khẩu vào gia đình nhà chồng thì bạn phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu, có nghĩa là bạn phải thực hiện thủ tục tách khẩu từ gia đình bạn và nhập khẩu vào gia đình nhà chồng. Theo đó, điều 28 Luật cư trú năm 2006 (văn bản mới: Luật cư trú năm 2013) quy định về chuyển hộ khẩu như sau:
Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu
1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu vàphiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến,Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục chuyển hộ khẩu cho bạn là trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể, hồ sơ yêu cầu chuyển khẩu được quy định tại điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú như sau:
Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu
1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
4. Nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu.
5. Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu
a) Các trường hợp thuộc khoản 6 Điều 28 Luật Cư trú;
b) Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản).
Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu báo nhân khẩu, hộ khẩu cho bạn thì bạn nộp phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu này lên cơ quan công an xã, phường hoặc công an quận, huyện (đối với thành phố trực thuộc trung ương) nơi gia đình chồng bạn có hộ khẩu để làm thủ tục nhập hộ khẩu vào gia đình nhà chồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Vợ chuyển khẩu về nhà chồng có làm lại được giấy khai sinh cho con không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
“Điều 24, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Vì vậy, việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện khi giấy khai sinh bản chính bị mất. Còn trường hợp của bạn là cấp lại do muốn thay đổi nơi cư trú của con trên giấy khai sinh nên không thực hiện được.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Thủ tục điều chỉnh thông tin sai lệch trên sổ hộ khẩu ?
Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với việc nhập khẩu vào nhà chồng:
Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú:
“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Với trường hợp của bạn, thẩm quyền đăng ký sẽ là cơ quan Công an thị xã (nơi có hộ khẩu thường trú của chồng bạn). Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ;
– Giấy chuyển hộ khẩu.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;
– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.
Tốt nhất bạn nên đến cơ quan công an nơi bạn xin nhập hộ khẩu cho vợ để được hướng dẫn chi tiết hơn các thủ tục trên và nhận mẫu đơn.
Thứ hai, về việc thay đổi thông tin trên sổ hộ khẩu:
Việc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu được quy định tại Điều 29 Luật cư trú năm 2006:
“Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Như vậy, nếu trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn có sự sai lệch các thông tin nêu trên thì bạn cần làm thủ tục điều chỉnh những thông tin trên sổ hộ khẩu. Hồ sơ làm thủ tục này bao gồm các giấy tờ nêu trên và nộp tại cơ quan đăng ký thường trú quy định tại Điều 9 thông tư 35/2014/TT-BCA.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục, lệ phí, thời gian tách khẩu và nhập khẩu ?
4. Mất cả chứng minh Nhân dân và sô hộ khẩu, muốn xin cấp lại cả hai thì thủ tục như thế nào ?
Luật sư trả lời:
Thứ nhất, điều kiện và thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu. Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 03/VBHN- VPQH năm 2013 hợp nhất cư trú do văn phòng quốc hội ban hành về điều kiện cấp sổ hộ khẩu, theo đó, trường hợp của bạn khi bị mất sổ hộ khẩu có thể được cấp lại:
“Điều 24. Sổ hộ khẩu….
2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.”
Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.( Bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02); Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ)
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
+ Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Lệ phí: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3: Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
5. Thủ tục cấp lại giấy chứng minh nhân dân.
Hồ sơ cấp lại chứng minh nhân dân bao gồm
– Sổ hộ khẩu;
– Đơn đề nghị theo mẫu CM3 (có ảnh đóng dấu giáp lai và có xác nhận của công an phường, huyện, thị trấn nơi đăng ký thường trú);
– 02 ảnh 3×4;
– Kê khai tờ khai cấp CMND.
– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Hồ sơ nộp tại Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú; trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp lại giấy Chứng minh nhân dân.
Lệ phí: Cấp lại, đổi: Không quá 9.000 đồng/lần cấp. (Thông tư 02/2014/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Bạn hoàn thành thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu trước; sau khi nhận được sổ hộ khẩu được cấp lại thì chị tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group