1. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn ?

Xin chào Luật sư của LVN Group LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Tôi được luân chuyển từ công ty lên tổng công ty làm việc vậy tôi phải làm thủ tục chuyển công đoàn như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
– Hoang Phan

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

2.1. Thủ tục chuyển công đoàn

Hiện nay đối với thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn được quy tại Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 có quy định về thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên và chuyển sinh hoạt Công đoàn như sau:

…2. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn:

Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ đoàn viên Công đoàn với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đến để được tiếp tục sinh hoạt Công đoàn. Trường hợp chưa có thẻ đoàn viên Công đoàn thì phải có giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt của Công đoàn cơ sở nơi chuyển đi.

3. Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên.

Để thực hiện việc việc chuyển sinh hoạt Công đoàn thì bạn cần phối hợp với công đoàn cơ sở để thực hiện các bước theo hướng dẫn được nêu trên. Cụ thể, khi chuyển được pháp luật quy định cụ thể như đã nêu trên. Khi chuyển sinh hoạt công đoàn cơ sở thực hiện 01 bộ hồ sơ (theo mẫu) và gởi về Liên đoàn Lao động cấp huyện gồm các văn bản sau đây:

1. Công văn đề nghị chuyển sinh hoạt Công đoàn.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

(Có chứng thực của cơ quan chức năng).

3. Báo cáo số liệu tổ chức thời điểm hiện tại (số lao động, số đoàn viên).

4. Các quyết định có liên quan do Liên đoàn Lao động cấp huyện ra quyết định.

Lưu ý: Thời gian nhận hồ sơ của Công đoàn cơ sở từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong giờ hành chính.

– Thời gian trả kết quả cho CĐCS: 05 ngày làm việc kể từ khi Công đoàn cơ sở nộp đầy đủ thủ tục hồ sơ theo hướng dẫn.

– Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được nhận thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.

– Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.

2.1. Các mẫu văn bản chuyển sinh hoạt công đoàn

Mẫu 1. Công văn đề nghị chuyển sinh hoạt Công đoàn

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG ….

CĐCS Công ty………………………….…….

Số : ……./…………

V/v chuyển nơi sinh hoạt Công đoàn cơ sở.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày …… tháng…… năm……

Kính gửi: Liên đoàn Lao động …..

Công ty ……………………………………………………

Địa chỉ cũ số …. giấy phép đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … ngành nghề kinh doanh … số điện thoại …

Chuyển đổi trụ sở kinh doanh sang địa chỉ mới số …. do …cấp ngày … ngành nghề kinh doanh … số điện thoại …

Nay lãnh đạo công ty cùng Ban Chấp hành Công đoàn Cơ sở làm công văn này kính gửi Liên đoàn Lao động quận (huyện) ….. xem xét giải quyết chuyển sinh hoạt công đoàn công ty ……………………………………… trực thuộc Liên đoàn Lao động quận 5 về sinh hoạt ở Liên đoàn Lao động quận (huyện) ……

Kính mong Liên đoàn Lao động tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn công ty …… hoàn tất hồ sơ chuyển nơi sinh hoạt Công đoàn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng!

XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu)

T.M. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 2: Báo cáo số liệu tổ chức

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG …..

CĐCS Công ty………………………….…….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày …… tháng…… năm……

BÁO CÁO SỐ LIỆU TỔ CHỨC

(Đến thời điểm đề nghị chuyển sinh hoạt công đoàn)

Công đoàn công ty …………………………………………………..…………. thành lập ngày … tháng … năm …. theo quyết định số:……/QĐ-LĐLĐ.

Tính đến ngày ….. tháng …… năm 20……,

+ CĐCS đã có ………. đoàn viên công đoàn (nữ:………).

+ Tổng số …..….. lao động (nữ:………).

+ Ban Chấp hành Công đoàn gồm có……

– Đồng chí: ………………………….giữ nhiệm vụ ……………………….

– Đồng chí:…………………………..giữ nhiệm vụ ……………………….

– Đồng chí:…………………………..giữ nhiệm vụ ……………………….

– Đồng chí:…………………………..giữ nhiệm vụ ……………………….

– Đồng chí:…………………………..giữ nhiệm vụ ……………………….

T.M. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

2. Người trên 60 tuổi có thể tham gia sinh hoạt công đoàn không ?

Thưa Luật sư, người lao động có thể tham gia sinh hoạt công đoàn tại 2 đơn vị khác nhau không? Người trên 60 tuổi có thể tham gia sinh hoạt công đoàn không ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Người trên 60 tuổi có thể tham gia sinh hoạt công đoàn không ?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật lao động 2019, quyền gia nhập công đoàn của người lao động được quy định như sau:

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Trong luật lao động quốc tế, tôn trọng quyền tự do công đoàn được xem như là một nguyên tắc cơ bản trong lao động. Quyền này bao gồm quyền của mọi người lao động được tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khác nhau. Do đó, theo các công ước quốc tế của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế, tất cả người lao động đều có quyền tự do thành lập, tham gia vào các công đoàn, nếu việc thành lập, tham gia đó không trái với trật tự công cộng hoặc xâm phạm an ninh, lợi ích của quốc gia sở tại.

Do đó, người lao động có thể tham gia công đoàn trong 2 doanh nghiệp khác nhau và người lao động trên 60 tuổi vẫn có thể gia nhập công đoàn. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về việc thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp ?

3. Tìm hiểu về thành phần, tổ chức của Công đoàn ?

Kính gửi Luật LVN Group! Tôi muốn được hỏi vấn đề sau: bầu phó chủ tịch công đoàn, thành lập tổ công đoàn và thành lập ban nữ công. Số lượng công đoàn viên là bao nhiêu thì được bầu phó chủ tịch công đoàn? Bao nhiêu công đoàn viên thì được thành lập một tổ công đoàn? Bao nhiêu công đoàn viên nữ thì được thành lập ban nữ công?

Xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn và các mẫu văn bản chuyển sinh hoạt Công đoàn.

Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội về quy định:

“2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn theo Điều 6 Luật công đoàn 2012 quy định:

“Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Nguyên tắc, hình thức bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn được đề cập tại Điều 12 Luật công đoàn 2012:

Điều 12. Nguyên tắc, hình thức bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn các cấp và đại biểu dự Đại hội, Hội nghị Công đoàn cấp trên

1. Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

2. Việc bầu Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn các cấp và bầu đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về”.

Ta thấy, điều luật chỉ đề cập đến hình thức bầu cử và số phiếu trúng cứ. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam không yêu cầu số lượng cụ thể số lượng công đoàn viên là bao nhiêu.

Mặt khác, theo Khoản 1 Điều 16 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 quy định: Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở.

“1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:

a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam”.

Công tác nữ công là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 36 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013 quy định: Ban nữ công Công đoàn:

“Điều 36. Ban nữ công Công đoàn

1. Ban nữ công Công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp về công tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được thành lập, chỉ đạo ban nữ công (ban nghiệp vụ) và bố trí cán bộ làm công tác nữ công theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở được thành lập và chỉ đạo hoạt động ban nữ công quần chúng”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được thành lập, chỉ đạo ban nữ công (ban nghiệp vụ) và bố trí cán bộ làm công tác nữ công theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Như vây, số lượng của ban nữ công phụ thuộc vào sự bố trí của cấp mà bạn trực thuộc.

4. Chế độ giảm tiết dạy với giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn ?

Chào Luật sư của LVN Group, Luật sư cho tôi hỏi: tôi là giáo viên tiểu học chủ nhiệm lớp và kiêm chủ tịch công đoàn. Theo quy định gv tiểu học phải dạy 23 tiết. Nếu chủ nhiệm được giảm 3 tiết và chủ tịch công đoàn được giảm 3 tiết vậy theo quy định là được nghỉ 6 tiết. Nhưng nhà trường tính cho tôi được giảm 3 tiết vậy đúng hay sai.
Vậy mong Luật sư của LVN Group giúp tôi giải đáp thắc mắc này ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học kiêm chủ tịch công đoàn ?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về định mức tiết dạy, gọi: 1900.0191

Luật sư trả lời:

Theo quy định của pháp luật, giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chuyên môn (chủ nhiệm) được giảm 03 tiết dạy/tuần, giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác đoàn thể được giảm 04 giờ dạy/tuần, cụ thể

ĐIều 8 Văn bản hợp nhất 03/VBHN ngày 21 tháng 10 năm 2017 về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông:

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ GIẢM ĐỊNH MỨC GIỜ DẠY CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN LÀM CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN KHÔNG CHUYÊN TRÁCH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN cũng có quy định:

Điều 3. Chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy

2. Giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh

a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 04 giờ dạy trong một tuần (quy ra 140 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học);

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);

c) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, định mức giảm giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn không chuyên trách được tính theo định mức giảm giờ dạy cao nhất đã quy định cho mỗi cấp học….

Vậy theo quy định nêu trên bạn là giáp viên kiêm nhiệm cả 2 công tác thì bạn sẽ được giảm tiết dạy, giờ dạy theo cả 2 chế độ.

5. Hệ số phụ cấp trách nhiệm, chức vụ của Chủ tịch Công đoàn Công ty ?

Kính chào Công ty luật LVN Group ! Tôi xin hỏi vấn đề sau: Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Vừa qua, khi Chủ tịch công đoàn công ty nghỉ hưu, công ty đã kiện toàn và bổ sung chức danh Chủ tịch công đoàn công ty mới từ 01/11/2015. Có quyết định chấp thuận của Công đoàn ngành. Nhưng trước đây, ông A giữ chức vụ Phó trưởng phòng, hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0.4.
Vậy từ khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch công đoàn công ty, ông A hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm hay hệ số phụ cấp chức vụ. Vì còn liên quan đến việc khai báo BHXH. Theo tôi được biết thì BHXH chỉ công nhận cho tham gia hệ số phụ cấp chức vụ và Chủ tịch công đoàn phải do quyết định của Liên đoàn lao động thành phố. Còn Ông A là chủ tịch công đoàn do BCH Công đoàn cơ sở bầu ra thì hệ số phụ cấp không được tham gia đóng BHXH có đúng không?
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi :1900.0191

Trả lời:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :

Thứ nhất , Đối với hệ số phụ cấp trách nhiệm : mức phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng cho các đối tượng theo Khoản 3 Mục II Quyết định 1439/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn quy định bao gồm :

+ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở (Ban gồm cả công đoàn cơ sở bốn cấp).

+Chủ tịch Công đoàn bộ phận;

+Tổ trưởng công đoàn

Trước đây, ông A giữ chức vụ Phó trưởng phòng, hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0.4 ,từ khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch công đoàn công ty , mức phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho Chủ tịch Công đoàn bộ phận mà hiện ông A giữu chức vụ Chủ tịch công đoàn công ty nên không thuộc đối tượng hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm.

Mặt khác , theo Mục 1 Phần I Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định :” Phụ cấp cán bộ công đoàn theo Quy định này, bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”. Như vậy, ông A giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chứ không phải là phụ cấp chức vụ hay trách nhiệm.

Thứ hai , Chủ tịch công đoàn do BCH Công đoàn cơ sở bầu ra thì hệ số phụ cấp có được tham gia đóng BHXH không, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Mục 2 Phần I Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định :

“Phụ cấp cán bộ công đoàn không tính để đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT. Khi thôi giữ chức vụ kiêm nhiệm, cán bộ công đoàn thì thôi hưởng phụ cấp cán bộ công đoàn từ tháng tiếp theo.”

Trường hợp ông A kiêm nhiệm Chủ tịch Công đoàn tại Công ty, phụ cấp cán bộ công đoàn không được tính để đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group