1. Thủ tục đăng ký bản quyền ca khúc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi về các bước đăng ký bản quyền ca khúc: Hiện giờ tôi ở Sóc Trăng và tôi có vài ca khúc do tôi sáng tác vậy tôi có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện có được không? Tôi chỉ là người yêu nhạc, tôi không biết cách đặt nốt nhạc nên tôi có thể ghi âm bằng điện thoại copy vào đĩa cd và lấy đĩa cd đó đăng ký có hợp lệ?

Còn lệ phí đăng ký mình gởi đi bằng cách nào có phải là gởi kèm với hồ sơ vậy lệ phí là bao nhiêu cho 1 ca khúc. Nếu có thể Luật sư của LVN Group cho tôi xin mẫu hồ sơ và còn 1 vấn đề ca khúc do mình viết ra mình không cố ý nhưng giai điệu lại giống 1 ca khúc khác vậy có phạm pháp không? Cũng có vài người muốn mua ca khúc của tôi nhưng tôi không dám bán vì sợ giống nhạc của người ta nên mới đăng ký bản quyền để khỏi phát sinh về sau.

Cám ơn Luật sư của LVN Group.

 

>> Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Trả lời:

1.1 Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định:

Điều 34. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”

Như vậy hiện bạn đang ở Sóc trăng thì bạn có thể hoàn toàn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3;

Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

 

1.2 Hình thức, phương tiện thể hiện tác phẩm:

Khoản 7 Điều 4 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành:

“7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

Do vậy việc bạn ghi âm bằng điện thoại copy vào đĩa CD và lấy đĩa CD đó đăng ký vẫn hợp lệ.

 

1.3 Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Điều 50 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ quy định đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”

Chú ý: Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Như vậy trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả không bao gồm lệ phí.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức lệ phí bạn phải nộp để được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là 100 nghìn đồng/bài hát.

 

2. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác quyền âm nhạc là một trong những vấn đề nóng tại Việt Nam, và trong thời gian tới vấn đề tác quyền trong âm nhạc sẽ được đặc biết coi trọng.Công ty luật LVN Group tư vấn và bảo đảm thực hiện tác quyền âm nhạc tại Việt Nam.

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Youtube video

Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6

Thông tin và tài liệu cung cấp cho cho việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc bao gồm:

– 03 tác phẩm đóng quyển có in bìa cứng;

– 03 Bản sao CMND/Hộ chiếu (nếu là cá nhân), bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh (tổ chức);

– Thông tin cụ thể về tác giả: Nơi thường trú, Số điện thoại, Email; Fax;

– Thông tin liên quan đến TP: Tên TP, đã công bố hay chưa công bố; thời gian công bố; Các tài liệu khác do Công ty luật LVN Group soạn thảo theo đúng quy định của pháp luật và chuyển cho tác giả ký kết.

 

3. Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc

Thưa Luật sư của LVN Group, thời gian bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu sau khi đăng ký bản quyền ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 14 và Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Khoản 2 Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang có ý định sử dụng những tác phẩm nhạc không lời. Các bài nhạc không lời là tác phẩm âm nhạc, là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Điểm d Khoản 1 Điều 14. Các bản nhạc không lời này sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Vì vậy, dù theo thông tin bạn cung cấp, các tác giả các bài nhạc bạn định sử dụng đã qua đời nhưng tác phẩm của họ vẫn được bảo hộ trong vòng 50 năm tiếp theo kể từ năm họ mất. Đề sử dụng hợp pháp các bản nhạc đó, bạn cần phải xác định xem thời hạn bảo hộ đã hết chưa, nếu chưa vẫn phải xin phép người thừa kế hợp pháp của họ, nếu thời hạn bảo hộ đã hết bạn có thể sử dụng mà không cần xin phép. Tuy nhiên, nếu những bản nhạc bạn dùng là bản nhạc được ghi âm hoặc ghi hình hợp pháp thì bạn cần chú ý xin phép chủ sở hữu của các bản ghi âm, ghi hình đó nữa.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191để được giải đáp. >> Xem thêm: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến Uy Tín, Chuyên Nghiệp

 

4. Hỏi thủ tục đăng ký tác quyền âm nhạc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi cần đăng kí bảo hộ cho hơn 20 tác phẩm âm nhạc của tôi. Xin cho biết nếu thủ tục thực hiện như thế nào ? chí phí nhà nước ra sao? Có phí duy trì hàng năm ko ạ ?

Xin thành cảm ơn!

Người hỏi: Composer Hoan

 

Trả lời:

Tác phẩm âm nhạc mà bạn muốn đăng ký bảo hộ thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Thủ tục thực hiện và thời gian đăng ký tiến hành như sau:

Danh mục hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả .

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ. 

>> Xem thêm: Dịch vụ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, logo, thương hiệu