Người gửi : Bùi Thị Thanh Thế
Trả lời
Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật LVN Group xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử
– Ủy ban nhân dân cấp xã hội (theo khoản 1 Điều 32 Luật hộ tịch năm 2014): Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo khoản 1 Điều 51Luật hộ tịch năm 2014): Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng kí khai tử trong trường hợp người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
2. Người có quyền và nghĩa vụ đi đăng ký khai tử
– Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử. Trong đó người thân thích trong pháp luật Hôn nhân và gia đình có định nghĩa là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
– Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Như vậy, với trường hợp của bạn, thì với tư cách là người liên quan nên có thể thực hiện việc đi khai tử cho bố chồng.
3. Thời hạn đăng ký khai tử
Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định :
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Như vậy, trong vòng 15 ngày kể từ ngày có người chết có có trách nhiệm phải đi đăng ký khai tử. Nếu quá thời hạn 15 ngày mà chưa đăng ký và muốn đăng ký thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.
4. Trình tự thủ tục đăng ký khai tử
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
* Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai theo mẫu quy định
– Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong đó giấy tờ khác thay thế giấy báo tử:
+ Văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc cơ quan y tế cấp quận: Đối với trường hợp người chết có nghi vấn.
+ Biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất 02 người đi cùng trên phương tiện giao thông (do người chỉ huy phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện lập): Đối với người chết trên phương tiện giao thông
+ Văn bản xác nhận người chết có chữ ký của người làm chứng : đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ,Công chức tư pháp – hộ tịch viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
=> Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định của luật Hộ tịch, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
* Trong đó, lưu ý nội dung đăng ký khai tử như sau:
Nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
+ Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
+ Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Bước 3: Trả kết quả
Người có yêu cầu đăng ký khai tử sẽ đến nhận ở cơ quan mình đã thực hiện đăng ký
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group