Cơ sở pháp lý:

Luật đầu tư năm 2020

Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

Nội dung tư vấn:

1. Khái niệm về hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Theo đó đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được hiểu là hình thức hợp tác kinh doanh mà không phải thành lập tổ chức kinh tế. Luật đầu tư quy định về nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận”

Các nội dung cơ bản được thể hiện trong hợp đồng BCC, cụ thể như sau:

–  Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”

Trong đó cần lưu ý nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài thì phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung chủ yếu được quy định ở trên, nếu nhà đầu tư là tổ chức thì người ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ký kết.

2. Quy định về việc thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Trong đó đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC thì có thể thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 49 Luật đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

“Điều 49. Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:

a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm: tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;

b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;

c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;

d) Bản sao hợp đồng BCC.

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC”.

3. Một số các tình huống cụ thể

3.1 Tình huống 1  

Dạ xin chào Công ty luật LVN Group. Bên Công ty em đang muốn làm một bản hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư về lĩnh vực Bất động sản. Bên Công ty em xây dựng nhà ở chung cư để bán .Nên Công ty em muốn nhờ Bên Công ty tư vấn và soạn thảo nội dung về bản hợp đồng này cho Công ty em
Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Công ty LVN Group
Em xin chân thành cảm ơn quý công ty!

Trả lời 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

Bạn có thể tham khảo điều khoản về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh được bên mình cung cấp ở trên (cụ thể tại Điều 28 Luật dầu tư năm 2020) để biết được những nội dung mà bên bạn cần thực hiện trong hợp đồng. Ngoài ra bạn có thể xem qua mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh trên website của công ty mình: mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh . Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bên mình thì bạn có thể liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900.0191 để được trao đổi trực tiếp với bên mình.

3.2 Tình huống 2

Kính gửi công ty Luật LVN Group, như đã trao đổi với công ty qua điện thoại, chị cần bên em tư vấn chi tiết về Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo quy định tại Luật Đầu tư. *Hợp đồng này thể hiện việc hợp tác để thực hiện dự án giữa: *một bên là *Công ty TNHH A *(kinh doanh bất động sản) – đơn vị này đã trúng đấu giá một lô đất do nhà nước giao để thực hiện dự án nhà ở thương mại, và một bên là *cá nhân chị* (hoặc thành lập 01 pháp nhân mới nếu cần thiết). Vốn đầu tư của dự án gồm 50% vốn tự có và 50% vốn vay. Tỷ lệ góp vốn giữa 02 bên để thực hiện dự án này là 50-50 trên tổng vốn đầu tư. Nhờ em tư vấn về hợp đồng này, đặc biệt là những nội dung quan trọng cần lưu ý cụ thể trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của bên cá nhân. *Lưu ý thêm* là Công ty TNHH A khi tham gia đấu giá, trong hồ sơ đăng kí chủ đầu tư là “Liên danh giữa Công ty TNHH A và Công ty TNHH B” (Công ty TNHH B tham gia liên danh để đầy đủ hồ sơ năng lực cho Công ty TNHH A, Công ty TNHH A là chủ đầu tư thực sự), nên trong quyết định giao đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh ghi rõ là Chủ đầu tư là “Liên danh giữa Công ty TNHH A và Công ty TNHH B”. Vậy bây giờ chị kí hợp đồng Hợp tác kinh doanh thì phải có Công ty TNHH B – đơn vị liên danh với A kí trong hợp đồng?

Trả lời 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy có thể hiểu bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn liên kết cùng nhau thực hiện tuy nhiên họ lại không muốn thành tổ chức kinh tế, thì lúc này họ có thể thành lập hợp tác kinh doanh với nhau để thể hiện sự liên kết đầu tư giữa hai bên .

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mình có thể hiểu là nhà đầu tư A và nhà đầu tư B là hai là chủ thể kiên kết cùng nhau thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại, hiện tại bạn lại muốn hợp tác với công ty A cũng để thực hiện dự án này thì rõ ràng bạn phải được sự đồng ý của nhà đầu tư B trong trường hợp này.

3.3 Tình huống 3

Thưa công ty Luật LVN Group, tôi có vấn đề mày muốn được công ty hỗ trợ vấn đề của tôi như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn có được mời nhiều người tham gia ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác để kinh doanh không
Rất mong nhận được câu trả lời sớm từ phía công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty!

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

Công ty TNHH hoàn toàn có thể đứng ra ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhiều cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh, sự hạn chế chỉ đặt ra nếu ngành nghề đó là có điều kiện thì công ty TNHH phải đáp ứng được các điều kiện đó. Ví dụ như có những ngành nghề kinh doanh yêu cầu bắt buộc phải thành tổ chức kinh tế thì hai bên không thể hợp tác dưới hình hợp đồng hợp tác kinh doanh được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật LVN Group.