1. Thủ tục đổi tên trong hộ chiếu khi kết hôn với người nước ngoài ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Em có đăng ký kết hôn với chồng là người New Zealand. Vậy em muốn đổi tên trong hộ chiếu thì thủ tục như thế nào ạ ?
Em xin cảm ơn và mong nhận được hồi âm ạ!
Người gửi : Capricorn 88

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp được thay đổi tên:

“Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Đối với trường hợp của bạn, bạn là công dân Việt Nam, lấy chồng là người nước ngoài. Bạn hoàn toàn có quyền thay đổi tên của theo trường hợp tại Điểm e Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên trước khi thay đổi tên trên hộ chiếu, bạn cần phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26, 27, 28 Luật hộ tịch 2014. Sau khi bạn hoàn tất thủ tục thay đổi tên trên hộ tịch, bạn sẽ thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin trên hộ chiếu Việt Nam theo Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA về hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam:

“c) Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó;”

*Thủ tục sửa đổi hộ chiếu được quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA như sau:

“Điều 6. Về hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu

1. Hồ sơ gồm:

a) 01 tờ khai Mẫu X01;

b) 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thựcgiấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

2. Các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau:…

c) Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó…”

*Nơi nộp hồ sơ: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (Khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA)

*Một số vấn đề liên quan đến việc thay đổi tên:

Trường hợp bạn và người chồng của bạn đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, bạn cần thực hiện thủ tục “ghi vào sổ hộ tịch” theo Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

“Điều 34. Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.”

Thủ tục này cần được thực hiện trước khi bạn thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch và sửa đổi, bổ sung thông tin hộ chiếu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Sống ly thân có được đổi tên cho con không ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Vợ chồng em hiện đang sống ly thân, Con sống cùng mẹ, cháu hiện tại được 18 tháng . Vợ em muốn làm thủ tục đổi tên cho con thì có được không ? Nếu được thì cần những giấy tờ gì để làm thủ tục ?
Em xin cảm ơn!

Thủ tục đổi tên cho con thực hiện như thế nào khi hai vợ chồng đang sống ly thân ?

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”

Theo phần trình bày của bạn, con bạn hiện nay được 18 tháng tuổi, và vì là con trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là con chung của vợ chồng. Vì vậy, đối với việc đổi họ, tên cho con thì cần phải có cả sự đồng ý của cha và mẹ.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội (văn bản thay thế: Bộ luật dân sự năm 2015) được thay đổi họ tên khi:

– Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

– Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Vì vậy, vợ có quyền yêu cầu thay đổi họ tên khi có một trong những căn cứ thuộc các trường hợp nêu trên. Nếu không có căn cứ nêu trên thì vợ bạn không thể thay đổi tên cho con được

Về thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm:

Người yêu cầu thay đổi họ, tên, chữ đệm phải nộp tờ khai, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch họ, tên, chữ đệm.

Việc thay đổi họ, tên, chữ đệm cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Về thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; Như vậy vợ bạn cần phải đến ủy ban nhân dân xã nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh cho con để thực hiện thủ tục cải chính này. Tham khảo bài viết liên quan: Đổi tên cho con cần những hồ sơ, giấy tờ gì ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận tư vấn Pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group

3. Tư vấn thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh bản gốc ?

Tôi năm nay 27 tuổi. Bản sao giấy khai sinh họ tên là Đỗ Văn Trường. Sn. 02/09//1992. Hồ sơ và giấy tờ của tôi đều như vậy. Nhưng trong sổ đăng ký của chính quyền xã là bản khai sinh gốc. Họ tên Đỗ Ngọc Trường. Sn: 26/2/1992. Đ/k ngày 25/6/92.
Vậy làm sao tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho trùng khớp với giấy tờ hiện tại của tôi ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì điều kiện đăng ký lại khai sinh được quy định như sau:

“1.Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Tức là, việc cấp lại Giấy khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

Như vậy, trong trường hợp Giấy khai sinh có sai sót, thì sẽ không được cấp lại mà phải làm thủ tục cải chính Giấy khai sinh theo quy định tại tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

“1.Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2.Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP việc cải chính nội dung trong giấy khai sinh (thay đổi họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán…) chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc yêu cầu của người làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Thủ tục cải chính Giấy khai sinh được quy định tại Điều 28 của Luật Hộ tịch 2014,

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.”

Cụ thể:

– Người yêu cầu cải chính Giấy khai sinh nộp Tờ khai theo mẫu và các giấy tờ liên quan cho UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh

– Trong 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh. Nếu cần thời gian xác minh, thời hạn giải quyết tối đa là 06 ngày làm việc.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. Thay đổi tên trong giấy khai sinh ?

Thưa Luật sư của LVN Group: tôi có mẹ tên là Nguyễn thị Kim P trên tất cả mọi giấy tờ pháp lý từ chứng minh nhân dân, passport đến hộ khẩu và ngay cả giấy khai sinh của tôi. Hiện giờ tôi cần dùng giấy khai sinh của mẹ để làm một số giấy tờ thì phát hiện tên của mẹ trên khai sinh là Nguyễn kim P(không có chữ Thị).
Xin cho tôi hỏi theo pháp lý thì mẹ của tôi có quyền xin thay đổi họ tên thành Nguyễn thị kim P hay không vậy Luật sư của LVN Group ?
Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn thủ tục đổi tên cho người thành niên theo quy định mới nhất hiện nay ?

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Nghị định số: 158/2005/NĐ-CP về đăng kí hộ tịch quy định về thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch quy định về thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn,mẹ có thể thay đổi tên trong giấy khai sinh khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy trong trường hơp của bạn, mẹ bạn muốn thay đổi tên thì phải chứng minh việc mẹ bạn sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, hoặc ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mẹ bạn thì mẹ bạn mới được phép thay đổi tên.

Trường hợp nếu mẹ bạn không được phép thay đổi thì bạn có thể tiến hành thủ tục sửa tên của mẹ trong giấy khai sinh như sau:

Điều 37. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

Theo đó nếu bạn đã trên 14 tuổi thì thẩm quyền thay đổi họ tên mẹ trong giấy khai sinh cho bạn sẽ thuộc về ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú. Bạn sẽ nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau theo quy định sau:

Điều 38. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Như vậy bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu quy định);

+ Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch ( giấy khai sinh của bạn);

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch ( ở đây có thể là giấy khai sinh của mẹ bạn).

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ bạn đem nộp tại Ủy ban nhân huyện họ sẽ tiến hành sửa đổi cho bạn trong vòng 5 ngày. Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục thay đổi tên bố mẹ trong giấy khai sinh ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Tư vấn thủ tục đổi tên cho người thành niên hiện nay ?

Xin chào Luật sư của LVN Group ! , con có vướng mắc về vấn đề đổi tên mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp : Con năm nay tròn 18 tuổi, vì lý do gia đình , con muốn đổi một tên khác theo nguyện vọng của con , không biết con có thể tự đổi tên được cho mình mà không cần sự đồng ý của ba mẹ và không cần phải nêu lý do chính đáng không ?
Con xin chân thành cám on Luật sư của LVN Group !
Người gửi : Vương Hoàng Thu

Luật sư trả lời:

Việc đổi tên khi đã thành niên không cần yêu cầu điều kiện là phải có sự đồng ý của cha mẹ. Về điều kiện đổi tên, Bộ luật dân sự quy định như sau:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Như vậy, khi bạn cần thay đổi tên của mình, thì bạn cần phải trình bày rõ lý do trong tờ khai là việc để tên cũ sẽ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hành chính về thủ tục đổi tên cho con trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group