Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội (Văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)

– Quyết định số 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

– Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

2. Nội dung phân tích:

Xin hỏi: Tôi được giao nhiệm vụ đi thẩm tra lý lịch của người xin vào đảng (người này là cán bộ nhà nước); trước khi đi và khi đến nơi cần thẩm tra tôi cần phải có chuẩn bị và làm những vấn đề cụ thể gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao?

=> Căn cứ hướng dẫn 01-HD/TW :

“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng :

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch :

+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra : Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi về vấn đề kết nạp đảng: Em đang làm hồ sơ lý lịch kết nạp đảng nhưng bên phía ông ngoại của em hồi xưa có đi theo phục vụ lính công cụ của mỹ 3 tháng, lệu em có bị ảnh hưởng gì không ạ?

Năm nay cháu dự thi vào công an nhân dân mà bị vướng lý lịch. Ông ngoại cháu bị bắt đi lính bảo an sau đó bị địch bắn chết.trong thời gian bị bắt đi lính ông không giữ chức vụ, không nợ máu. Vậy như thế cháu có thể đăng kí vào công an nhân dân hay không ? công an huyện lại không cho cháu thi.cháu thấy 1 số huyện khác cũng bị như cháu mà họ vẫn cho thi được và không bị sao hết.

Như em đang là đảng viên dự bị. em đang dự tính cưới chồng nhưng nghe cha chồng em thì từ năm 1975 – 1979 đi tù chính trị tại ĐL tội là phản động mới. vậy em cưới thì em có vào đảng chính thức và em cưới chồng có ảnh hưởng gì không?

Tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 01 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

Vậy thì khi thân nhân của bạn có một số vấn đề như vậy thì việc vào Đảng có thể bị ảnh hưởng.

Xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi hiện là chuyên viên văn phòng ủy ban cấp huyện được đảng bộ cơ quan giới thiệu xác minh lý lịch đảng nhưng khi về địa phương nơi bố mẹ đẻ tôi ở được Ủy ban nhân dân phường giới thiệu người đi xác minh lý lịch đến chi bộ cấp ủy cơ sở để xác minh nhưng cấp ủy cơ sở có nói với đảng viên đi xác minh là gia đình tôi hay kiện cáo , hơn nữa mẹ tôi có làm đơn kiến nghị ông tổ phó dân phố phát ngôn bừa bãi nói xấu gia đình tôi và ủy ban nhân dân phường đã giải quyết và thay mặt cấp ủy xin lỗi gia đình tôi nhưng gia đình chưa nhất trí về kết luận này. hiện nay cấp ủy cơ sở có đề nghị gia đình tôi phải rút đơn về sẽ xem xét xác nhận sau như vậy có đúng không, hay là tư thù cá nhân như vậy có đúng quy định của nhà nước. hiện tôi đã xác minh lý lịch nơi tôi ra ở riêng tách khẩu từ năm 2013 ở phường khác, vậy tôi phải làm gì để cấp ủy cơ sở xác minh lý lịch cho tôi.

=> Trường hợp này bên cấp ủy cơ sở làm như vậy là chưa đúng vì bạn và gia đình đang bảo vệ quyền lợi của mình.

Em năm nay 30 tuổi. Vừa qua em có nôp hồ sơ xin tuyển chọn vào ngành công an viên. Nhưng phần lý lịch em có đạo công giáo có được xét tuyển không? Và thời gian xác minh lý lịch là bao lâu?

=> Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định (Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị) và hướng dẫn (Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 8/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương) về việc kết nạp người có đạo được tham gia sinh hoạt tôn giáo. Theo đó, người có đạo có nguyện vọng vào Đảng; có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 1, Điều lệ Đảng đều được tổ chức đảng xem xét, kết nạp vào Đảng.

Trước đây bố mẹ tôi sống tại xã VY-TQ, đến năm 1980 chuyển vào KH sinh sống. Năm 2002 xã xã VY nơi bố mẹ tôi ở giải tỏa di dân về tại xã KP – TQ, nay tôi muốn về thẩm tra lý lịch kết nạp đảng vậy thì phải về đâu để thẩm tra được (vì chính quyền xã cũ nay đã thành lòng hồ thủy điện không còn nữa)

=> Vì nơi bô mẹ bạn ở hồi trước đã thực hiện thủ tục di dân nên phải thẩm tra tại KH.

Hiện tại mẹ tôi muốn làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho tôi và chị gái. Hiện trạng đất và thành phần gia đình tôi như sau; Gia đình tôi có ba anh em, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện mang tên mẹ tôi (bố tôi đã mất). Ông bà nội ở quê với chú (ông nội đã mất). Giờ mẹ tôi muốn sang tên 1 phần đất cho tôi và chị gái. Vậy tôi phải làm những thủ tục gì? ở đâu? Tôi có lên Văn phòng công chứng tỉnh và họ yêu cầu cả ông bà nội, giấy xác nhận bố tôi là con của ông bà, mẹ tôi là con dâu (nếu không có lý lịch đảng của bố tôi).

=> Bạn làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo thủ tục quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP.

Con là sinh viên và con được Chi bộ Đảng trường đề nghị được kết nạp Đảng và đang trong giai đoạn thẩm tra lý lịch. Từ nhỏ đến năm 2002 con sống ở TPL, từ năm 2002 đến năm 2011 con sống ở Phường 3, và từ 2012 đến năm 2016 con sống ở BT. Vậy thì phải thẩm tra xác minh ở đâu ạ?

=> Thẩm tra lý lịch tại những nơi bạn đã từng cư trú.

3.Điều kiện để trở thành Đảng viên

Theo Khoản Ðiều 4 Điều lệ Đảng quy định:Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) như sau, Người vào Ðảng phải:
– Có đơn tự nguyện xin vào Ðảng (Tham khảo: ).
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Ðược hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Ðảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Ðảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Khoản 5.1 Điều 4 Quy định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 10 năm 2006 về thi hành Điều lệ Đảng thì:

– Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự ở mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.

c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các điểm 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

Như vậy, việc kết nạp Đảng không phụ thuộc vào việc có hay không có hộ khẩu thường trú tại nơi sinh hoạt Đoàn hoặc nơi công tác. Thực tế đã có nhiều Đoàn viên được kết nạp vào Đảng không có hộ khẩu tại nơi sinh hoạt hoặc nơi công tác. Ví dụ: Đoàn viên trong các trường Đại học, trong các cơ quan … và Đoàn viên đang sinh hoạt, công tác Đoàn tại các địa phương khác.

4. Nhiệm vụ của Đảng viên

Theo quy định tại điều 2 Điều lệ Đảng, Đảng viên có nhiệm vụ:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

5. Quyền của Đảng viên

Theo quy định tại điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên có quyền:

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty luật LVN Group