1. Đăng xe ô tô từ Việt Nam ra nước ngoài để dùng được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư cho em tham khảo 1 vấn đề: Ngày 30/6 em xuất cảnh đi hàn quốc và em muốn mang theo xe ô tô cá nhân của em theo để di chuyển tại hàn quốc. Và khi về em sẽ mang theo xe về. Thời gian đi về 30/6 – 15/7.
Vậy, em muốn hỏi là, em mang xe đi như vậy có được không, và nếu được thì thủ tục hồ sơ cần những gì và lệ phí cho việc xuất cảnh cùng xe này là bao nhiêu ạ ?
Trân trọng!

Trả lời:

Khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh ô tô, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình 4 giấy tờ:

– Xuất trình bản chính Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Xuất trình bản chính Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô nước ngoài tạm nhập, ô tô Việt Nam tạm xuất;

– Nộp 01 bản chính tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, hoặc nộp 01 bản chính Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập có xác nhập tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất (đối với ô tô nhập cảnh): nộp 01 bản chính Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập (đối với ô tô xuất cảnh).

Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan; thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với ôtô nhập cảnh, xuất cảnh.

Về việc giám sát hải quan đối với ôtô xuất cảnh, nhập cảnh cũng được Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định rõ. Cụ thể, trong địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan chủ trì và sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát ôtô nhập cảnh, xuất cảnh. Còn ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an sẽ chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát ôtô nhập cảnh, xuất cảnh.

Bên cạnh đó, khi nhập khẩu ô tô về Việt Nam, bạn sẽ phải đóng các loại thuế phí như: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể:

+ Thuế nhập khẩu:

Do bạn không thông tin rõ về loại xe mà bạn dự định mang về Việt Nam là xe mới hay xe đang sử dụng, số chỗ ngồi, dung tích xilanh…, nên để xác định chính xác mức thuế nhập khẩu phải nộp, bạn tham khảo các quy định sau đây:

+ Đối với xe đã qua sử dụng: Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ trở xuống đã qua sử dụng, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 116/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 36/2011/QĐ-TTg về mức thuế nhập khẩu xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng do Bộ Tài chính ban hành.

+ Đối với xe ô tô mới: Thông tư 182/2015/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

+ Thuế Giá trị gia tăng:

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội nước CHXHCNVN ngày 03/06/2008 (“Luật thuế giá trị gia tăng”):

Thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 của Quốc hội Nước CHXHCNVN ngày 14/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (“Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt”):

Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x thuế suất.

Về thuế suất tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xe ô tô, bạn tham khảo các mức thuế suất được áp dụng tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật giao thông miễn phí trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Vi phạm giao thông có được nhận biên bản đã lập không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có vài thắc mắc xin nhờ luật tư vấn như sau: Sáng nay khi đi xe máy trên đường, tới vị trí vòng xuyến tôi không bật tín hiệu đèn xi nhan và bị các đồng chí CSGT dừng xe lại thông báo lỗi và lập biên bản hành chính.

Trong biên bản có ghi các vi phạm sau:

– Chuyển hướng không có tín hiệu đèn thông báo.

– Không có giấy phép lái xe (xuất trình chậm)

– Không có đăng ký xe

– Không có bảo hiểm (tại thời điểm)

*Lưu ý là: khi chưa lập biên bản thì các đồng chí CSGT đã cho 1 người đàn ông không có quân phục dắt xe tôi đi và cho lên xe chuyên dụng. Do tôi đi xe của em gái nên không mang theo giấy tờ xe, nhưng tôi có mang theo bằng lái của tôi nhưng CSGT lại ghi là “không có giấy phép lái xe” nên tôi không đồng ý và khi tôi đưa bằng lái ra thì đồng chí ấy ghi thêm cái mở ngoặc như trên. Cùng lúc ấy em gái tôi mang giấy tờ xe đến nhưng các đồng chí CSGT thu dọn và lên xe đi luôn, cũng không giao lại cho tôi 1 tờ biên bản nào trong khi xe tôi đã bị chở đi mất. Lúc thắc mắc về biên bản tôi chỉ kịp chụp lại hình ảnh của biên bản hành chính ấy.

Mong quý Luật sư của LVN Group tư vấn giúp!

Trả lời:

1. Về việc cảnh sát giao thông lập biên bản về lỗi “Không có giấy phép lái xe. (Xuất trình chậm)”

Khoản 2, Điều 21, nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

Đối với hành vi điều khiển xe máy không mang theo Giấy đăng ký thì căn cứ vào quy định trên sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Còn nếu bạn điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe thì căn cứ Khoản 5, Điều 21, Nghị định này thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

Ở trường hợp của bạn, vào thời điểm lập biên bản thì Cảnh sát giao thông chưa có cơ sở để xác định bạn không mang theo giấy phép lái xe hay bạn không mang theo giấy phép lái xe (việc không mang theo giấy phép lái xe chỉ là lời khai của bạn) nên CSGT phải lập biên bản vi phạm về lỗi không có giấy giấy phép lái xe và tạm thời giữ xe của bạn. Nhưng sau đó bạn đã xuất trình được giấy phép lái xe nên cảnh sát giao thông phải lập biên bản về lỗi bạn không mang theo giấy phép lái xe.

2. Về việc đồng chí Cảnh sát giao thông không giao lại cho bản 01 tờ biên bản nào:

Khoản 3, Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

“3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Theo quy định trên, biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản và một bản được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Như vậy, bạn là người vi phạm luật giao thông nên bạn được quyền giữ một biên bản xử phạt.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

3. Người thuộc gia đình chính sách có được giảm mức phạt vi phạm giao thông?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Người bị vi phạm luật an toàn giao thông thuộc gia đình chính sách, có sổ nghèo, có được giảm mức phạt không? Nếu có thì quy định ở điều mấy của luật giao thông đường bộ?

Trân trọng cảm ơn.

>>Luật sư tư vấn luật dân sựgọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Điều 2 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

– Theo khoản 4, khoản 5, khoản 6 điều 4 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.”

Theo Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Như vậy, bảo đảm trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm chung của mọi người, bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, đúng theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

4. Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt mà không ghi lỗi sai thì làm thế nào ?

Xin chào Luật sư của LVN Group, mong nhận được sự tư vấn cụ thể của Luật sư của LVN Group trong tình huống sau: Lúc về tiện đường hai cô cháu ghé vào thăm người thân đang sinh sống ở xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc. Khi đang đi trên đường đến ngã ba dốc Lốc xã Mỹ Thắng cháu ngoặt, đã xi nhan và đi qua khoảng 2, 3 ngôi nhà trên mặt đường thì tắt xi nhan. Lúc đó công an giao thông đứng cách chỗ ngoặt khoảng 6, 7 nhà liền vẫy cháu vào và yêu cầu xử phạt cháu với lý do không xi nhan. Cháu không biết khi họ hỏi giấy tờ cháu đã giao hết cho họ. Cháu mang theo đầy đủ giấy tờ đồng thời đã xi nhan do đó khi họ yêu cầu nộp phạt cháu đã không nộp. Cháu cũng nói rõ là bản thân đã xi nhan và mới tắt đi.Không ai lại để xi nhan quá lâu sau khi đi qua chỗ ngoặt rồi. Họ giữ luôn giấy tờ và xe của cháu không trả lại. Cháu gọi điện cho chú cháu người ở vùng đó ra thì họ giảm mức phạt từ 350 000 đồng xuống 150 000 đồng. Lúc đó cháu vẫn nhất quyết không nộp bởi lý do hết sức vô lý này.
Chú cháu thấy vậy đã đứng ra nộp phạt rồi nói: “Các anh thông cảm cháu nó không phục khi các anh xử phạt nó”. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cho cháu biết nếu gặp phải trường hợp này cháu nên ứng xử ra sao? Cháu cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Về nhà cháu mới xem kỹ lại thì tờ giấy ghi phạt không hề ghi lý do nộp phạt. Khi công an giao thông xử phạt người dân không đúng quy định thì bản thân họ sẽ bị xử lí như thế nào?
Cháu xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp, trên giấy nộp phạt không ghi rõ lỗi phạt mà chỉ ghi số tiền phạt. Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Theo đó, trên quyết định xử lý vi phạm hành chính phải ghi rõ hành vi vi phạm, trên quyết định xử phạt của bạn lại không ghi lỗi vi phạm. Như vậy, người CSGT lập quyết định xử phạt nói trên đã làm trái quy định của pháp luật. Bạn có thể khiếu nại hành vi xử phạt nêu trên theo luật khiếu nại 2011.

Căn cứ Điều 13 Luật Tố cáo 2011:

Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Bạn có thể làm đơn tố cáo, hoặc trực tiếp đến tố cáo đối với người có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp bạn đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục này bạn cần phải cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Trường hợp của bạn, quyết định xử phạt hành chính không ghi lỗi vi phạm chính là một bằng chứng quan trọng. Trong đơn khiếu nại, bạn cũng cần trình bãy rõ nội dung vụ việc để việc giải quyết sẽ có cơ sở và việc xác minh làm rõ sẽ được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Trong trường hợp bị ra quyết định xử phạt hành chính mà bạn không đồng ý với lỗi sai dẫn đến quyết định xử phạt thì ở phần ký xác nhận của người vi phạm, bạn có thể ghi rõ, bạn không đồng ý với quyết định xử phạt đó cùng với ý kiến của bạn về vụ việc. Trách nhiệm của người xử phạt bạn là phải chứng minh bạn có lỗi. Khi nhận được quyết định xử phạt, bạn có thể khiếu nại quyết định đó theo thủ tục nêu trên.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

5. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có 1 số thắc mắc liên quan đến Nghị định 100/2019/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) và Nghị định 27/2010 (quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết), rất rất mong được các Luật sư giải đáp dùm.
Một hôm khi tôi đang lưu thông bằng ô tô trên đường thì bị 1 Cảnh sát trật tự (áo xanh) dừng xe xử phạt và lỗi mà họ kết luận là tôi đi vào đường cấm. Tạm thời chưa nói đến việc tôi có thực sự vi phạm hay không, khi tôi yêu cầu họ đưa ra kế hoạch/chuyên đề phối hợp với CSGT để xử lý xe vi phạm theo Nghị định 27/2010 thì họ nói họ hoàn toàn có quyền xử lý xe vi phạm (lỗi đi vào đường cấm) mà không cần KH/CĐ đó và dẫn chiếu đến Nghị định 127/2013. Tôi yêu cầu đối chiếu lại thì họ nói chỉ làm việc theo nghị định 100/2019/NĐ-CP
Vậy tôi muốn hỏi họ dẫn chiếu như vậy có đúng không? Và giá trị pháp lý của 2 NĐ trên có ngang nhau hay có sự ưu tiên áp dụng VB nào hay không?
Xin cảm ơn rất rất nhiều !

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết như sau:

“1. Căn cứ các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 4 Nghị định này thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

2. Khi nhận được Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được huy động phải bố trí lực lượng, tổ chức triển khai việc huy động.”

Như vậy, khi có những trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền quyết định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông đường bộ. Do đó, cơ quan công an xã chỉ có thể tham gia hoạt động xử phạt hành chính khi phát hiện có lỗi của người tham gia giao thông đường bộ khi có quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ nội dung: lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Nếu không có quyết định hoặc kế hoạch huy động thì công an xã và cảnh sát khác chỉ có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của mình.

Nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định nhiệm vụ của lực lượng này như sau:

“2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”

Do đó, trong trường hợp này phải áp dụng Nghị định 27/2010/NĐ-CP trước để kiểm tra xem lực lượng này có thẩm quyền bắt lỗi và xử phạt hành chính bạn hay không. Sau đó cụ thể về mức phạt thì đối chiếu trong nghị định 100/2019/NĐ-CP

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi ở địa chỉ trụ sở Công ty luật LVN Group hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài 1900.0191.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group