1. Thuê xe tự lái gây tai nạn phải chịu TN ?
Căn cứ tại khoản 18 điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về phương tiện giao thông đường bộ , cụ thể như sau:
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. “
Đồng thời tại khoản 1 điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. “
Như vậy ta thấy, xe ô tô thuê tự lái chính là nguồn nguy hiểm cao độ vì nó chính là phương tiện giao thông cơ giới như những gì Luật đã quy định nêu trên.
Tiếp theo, căn cứ theo khoản 2, 3 điều 601 Luật dân sự 2015 có duy định như sau :
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “
Theo những căn cứ vừa nêu ra cùng với những tình tiết trong tình huống nêu ra thì bạn đã được giao xe qua ô tô đó qua hợp đồng thuê tài sản do đó người chủ xe không còn là người chiếm hữu xe, sử dụng xe đó hợp pháp nữa mà người đó chính là bạn. Bạn trở thành người chiếm hữu và sử dụng chiếc xe đó hợp pháp. Do đó, người chịu trách nhiệm của vụ tai nạn chính là bạn. Việc bạn thuê xe tự lại và xảy ra tai nạn thì đây là sự cố xảy ra ngoài hợp đồng nên bạn sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhận thấy theo quy định của pháp luật hiện tại lại không quy định cụ thể về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, cụ thể là phụ thuộc và sự thỏa thuận của bạn và bên cho thuê xe. Hai bên sẽ thảo luận để cho ra phương án hợp lý nhất vì thực tế việc xảy ra tai nạn là điều không ai mong muốn.
2. VPLGT mà bị tai nạn có bị xử phạt không ?
Luật sư tư vấn:
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc Hội (Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội) quy định:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Thưa Luật sư của LVN Group, Hôm vừa rồi ông ngoại em có băng ngang qua dải phân cách thì một xe khách của đoàn xe MP vượt lên trước lấn đường ép vào dải phân cách thì đâm vào ông ngoại , gây tử vong . Tài xế phải chịu trách nhiệm dân sư và hình sự như thế nào cho thỏa đáng ạ?
=> Tài xế xe tải bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Thưa Luật sư của LVN Group, Xe tôi đỗ bên đường qua đêm. nếu có xe khác đâm vào thì tôi có bị sai phạm luật giao thông không. nếu sai phạm thì bị xử lý như thế nào?
Nếu bạn đỗ xe đúng nơi quy định, không gây cản trở giao thông thì bạn không vi phạm.
Thưa Luật sư của LVN Group, đang lưu thông trên đường thì em qua đường.nhưng đây không có biển báo.em bị chiếc ô tô 4 chỗ đâm trực diện.may mà người em không sao.sau vụ tai nạn thì xe em bi hư hỏng nặng.xe ô tô bị bể cái đèn bên trái, tổng thiệt hại là 17 triệu. bên bảo hiểm của ô tô đã thanh toán. công an giao thông theo luật là em sai.phải bồi thường số tiên là 17 triệu như đã giám đinh.em không có khả năng chi trả đủ nên chưa thỏa thuận đền bù nên phương tiện của em công an đang tạm giữ.nếu em không giải quyết thỏa thuận xong hoặc bỏ xe. thì liệu em có bị chủ ô tô kiện em.hoặc chủ ô tô có quyền ủy quyền cho bên bảo hiểm mà ô tô đó đã mua không?
>> Chủ xe ô tô có thể ủy quyền cho bên công ty bảo hiểm hoặc chủ xe ô tô có thể khởi kiện bạn nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
3. Trách nhiệm của lái xe cho DN gây tai nạn ?
Khi tôi gây tai nạn làm hư hỏng tài sản nhà của dân, không có chết người, thì trách nhiệm bồi thường hư hỏng đó thuộc về ai: của tôi hay của doanh, hay cả hai.
Trường hợp 1: Tôi vượt đèn đỏ;
Trường hợp 2: Tôi vượt đèn đỏ và trời đang mưa do đường trơn.
Luật sư trả lời:
Trong cả hai trường hợp mà bạn đưa ra “Tôi vượt đèn đỏ; Tôi vượt đèn đỏ và trời đang mưa do đường trơn” đều là trường hợp bạn vi phạm quy định luật an toàn giao thông đường bộ do đó theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hành vi của bạn đã phát sinh trách nhiệm bồi thường,
Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thiệt hại nếu như xảy ra do người làm công gây ra thì cá nhân pháp nhân giao kết hợp đồng với người làm công phải bồi thường. Sau đó người làm công có lỗi gây thiệt hại phải có trách nhiệm hoàn trả, cụ thể:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tại thời điểm này nếu bạn có lỗi gây thiệt hại thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường tuy nhiên do bạn là người lao động tại đơn vị A do đó đơn vị A sẽ có trách nhiệm đứng ra bồi thường cho bạn. Sau đó bạn sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại đơn vị A một khoản tiền.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
4. TNHS khi gây ra tai nạn GTĐB ?
Trả lời:
Thứ nhất, Xác định trách nhiệm bồi thường:
Theo Bộ luật dân sự 2015 việc bồi thường phát sinh khi có yếu tố lỗi của người gây thiệt hại, nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận.
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường:
Trước hết việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc sau:
* Nếu thiệt hại về tài sản:
Bồi thường phần tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng và lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, các chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại về tài sản.
5. Gây tai nạn giao thông liên hoàn phải BT ?
Trả lời:
Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội có quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ”.
Và tại Điều 19 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
“1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định”.
Như vậy, nếu việc đỗ xe của người lái xe ô tô được xác định là hành vi dừng đỗ xe không đúng theo các quy định trên và gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho người bị tai nạn theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu việc dừng đỗ xe của người lái xe được xác định là không vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm về tai nạn của em trai bạn, vì người lái xe trên không có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Và vụ việc này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra cuối cùng của cơ quan công an, thì mới có thể kết luận do lỗi của ai.
Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 4 Thông tư số 126/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
4.1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
4.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 30.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.
4.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Luật Giao thông – Công ty Luật LVN Group.