Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015;

– Thông tư 03/2020/TT-BGTVT;

1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;

+ Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

+ Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;

+ Có sổ thuyền viên;

+ Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.

2. Tiểu chuẩn chuyên môn của thuyền viên

Căn cứ theo Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.

2.1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên

Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Hàng hải theo mức quản lý.

– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

2.2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ

Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.

GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyên viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.

GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

2.3. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ

Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Hàng hải theo mức quản lý.

– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

2.4. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên

Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Hàng hải theo mức vận hành.

– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

2.5. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ

Sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (viết tắt là GCNHLNV) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.

GCNHLNV bao gồm:

a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);

GCNHLNVCB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);

GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:

+ Cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;

+ Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;

+ Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

+ Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

+ Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

+ Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

+ Cơ bản tàu hoạt động ở vùng cực;

+ Nâng cao tàu hoạt động ở vùng cực;

+ Tàu cao tốc.

GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).

GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau: Quan sát và đồ giải Radar; Thiết bị đồ giải Radar tự động (ARPA); Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC); Chữa cháy nâng cao; Sơ cứu y tế; Chăm sóc y tế; Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn; Xuồng cứu nạn cao tốc; Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể; Sỹ quan an ninh tàu biển; Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái; Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy; Tiếng Anh hàng hải; Hải đồ điện tử; Quản lý an toàn tàu biển; Bếp trưởng, cấp dưỡng; Các Giấy huấn luyện nghiệp vụ khác do IMO quy định.

GCNHLNVCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.

2.6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ

Sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Hàng hải theo mức vận hành.

– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

2.7. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca

Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS:

Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.

Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB:

Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

a) Hàng hải theo mức trợ giúp;

b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;

c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;

d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.

2.8. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên

Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.

–  Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

2.9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW

Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.

2.10. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên

Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và Mục A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

2.11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW

Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành. 

2.12. Tiêu chuẩn chuyên môn của một số thành viên khác

Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca:

Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:

Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.

Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:

Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.

Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện:

Sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.

Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện:

Thợ kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/7 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:

– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức trợ giúp.

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.

3. Nghĩa vụ của thuyền viên

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

– Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;

– Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;

– Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;

– Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;

– Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.

Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.