Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015;

– Thông tư 22/2017/TT-BYT;

1. Thuyền viên

Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. 

Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;

– Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

– Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;

– Có sổ thuyền viên;

– Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.

2. Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam

Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Phụ lực số I Thông tư 22/2017/TT-BYT.

2.1. Tiêu chuẩn về thể lực

        Đối tượng khám

 

Chỉ tiêu

Thuyền viên

(Khám tuyển – Định kỳ)

Học viên, sinh viên

(Khám tuyển)

Boong

TV khác

Boong

TV khác

Chiều cao đứng (cm)

(Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các đối tượng đã được tuyển dụng trước ngày ban hành bản Thông tư hướng dẫn này)

³ 164

 

³ 161

³164

 

³ 161

Trọng lượng cơ thể (kg)

³ 55

³ 52

³ 50

³ 48

Vòng ngực trung bình (cm)

³ 50% chiều cao đứng cho tất cả các đối tượng

Chỉ số BMI

Từ 18,1 đến  25 cho tất cả các đối tượng

Lực bóp tay thuận (kg)

³ 31

³ 31

³ 31

³ 31

Lực bóp tay không thuận (kg)

³ 28

³ 28

³ 28

³ 28

Lực kéo thân (kg)

³ 200% trọng lượng cơ thể

2.2. Tiêu chuẩn chuyên khoa 

                Đối tượng

Chỉ tiêu khám

Thuyền viên

Học viên, sinh viên học nghề đi biển

(Khám tuyển)

1. TIM MẠCH

 

 

– Nhịp tim

60-80 lần/phút

60 – 80 lần/ phút

– Huyết áp tâm thu ( Ps)

100 – 139 mmHg

100 – 130 mmHg

– Huyết áp tâm trương ( Pd)

50 – 89 mmHg

50 – 80 mmHg

– Huyết áp hiệu số

³ 30mmHg

³ 40 mmHg

– Điện tâm đồ

Bình thường

Bình thường

Sau nghiệm pháp gắng sức (Martinet) (chỉ làm nghiệm pháp khi lâm sàng có biểu hiện của thiếu máu cơ tim).

Nhịp tim tăng £ 20 lần/ phút; Không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ.

Nhịp tim tăng £ 20 lần/ phút; Không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ.

2. HÔ HẤP

 

 

– Tần số hô hấp

15 – 18 lần/phút

15 – 20 lần/phút

– Thăm dò chức năng hô hấp

 

 

– Dung tích sống thở chậm (SVC) hoặc dung tích sống thở nhanh (FVC)

³ 80 % SVC lý thuyết

³ 80 % SVC lý thuyết

– Dự trữ chức năng hô hấp (RFRC)

³ 80%

 

³ 80%

 

– Chỉ số Tiffeneau hoặc Geansler

³ 80%

³ 80%

– Chụp phổi

Bình thường

Bình thường

3. TAI – MŨI – HỌNG

 

 

Đánh giá chức năng tiền đình

 

(Chỉ áp dụng với người nghỉ đi biển ≥ 2năm):

Chịu đựng được nghiệm pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng ở mức trung bình trở lên

Áp dụng bắt buộc đối với tất cả các đối tượng khám sức khỏe khi tuyển dụng: Chịu đựng được nghiệm pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng từ mức trung bình trở lên

– Tiêu chuẩn sức nghe và các rối loạn về tai (theo STCW 78/2011 Section A-I/9, mục 2.2)

Ngưỡng nghe trung bình đường khí (tính trung bình cộng trên bốn tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz và 3000Hz), đo đơn âm, không đeo máy trợ thính, tai tốt không vượt quá 30dB, tai bệnh không vượt quá 40 dB, lần lượt tương đương nghe tiếng nói thầm 3m và 2m.

Ngưỡng nghe trung bình đường khí (tính trung bình cộng trên bốn tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz và 3000Hz), đo đơn âm, không đeo máy trợ thính, tai tốt không vượt quá 30dB, tai bệnh không vượt quá 40 dB, lần lượt tương dương nghe tiếng nói thầm 3m và 2 m.

4. MẮT

 

 

Chức năng mắt (theo STCW 78/2011 Section A-I/9, mục 2.2; riêng thị giác màu khám lại sau 6 năm)

(phụ lục số 4 kèm theo Thông tư)

 

 

– Thị lực từng mắt

    + Không kính

    + Có kính

 

³ 8/10

10/10

 

10/10

10/10

– Thị lực 2 mắt

³ 16/10

³ 18/10

– Thị trường (đo bằng chu vi kế Landolt)

 

+ 90-95% phía thái dương

+ 90-95% phía thái dương

+ 50-60% phía trên

+ 50-60% phía trên

+ 60%      phía mũi

+ 60%      phía mũi

+ 70%      phía dưới

+ 70%      phía dưới

– Nhãn áp

Trong giới hạn bình thường (Nếu đo bằng nhãn áp kế Madakov: 19,40 ± 5,00 mmHg)

Trong giới hạn bình thường (Nếu đo bằng nhãn áp kế Madakov: 19,40 ± 5,00 mmHg)

– Thị lực màu

Tiêu chuẩn thị lực màu CIE 1 hoặc 2

Tiêu chuẩn thị lực màu CIE 1 hoặc 2

5. THẦN KINH (Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho khám tuyển lần đầu)

 

 

 

 

– Test xác định loại hình thần kinh (Test H.J EYSENCK)

Ổn định

Ổn định

Ổn định

Ổn định

– Khả năng xử lý thông tin

³ 0,5 bit/giây

³ 0,3 bit/giây

³ 0,5bit/ giây

³ 0,3bit/giây

– Chỉ số thần kinh thực vật (chỉ số Kerdo)

Từ – 10 đến + 10

Từ – 10 đến + 10

– Nghiệm pháp Mắt – Tim (chỉ làm khi có rối loạn  hệ thần kinh thực vật)

Nhịp tim giảm

£ 20 lần/ phút

Nhịp tim giảm

£ 20 lần/ phút

– Điện não đồ

Bình thường

Bình thường

6. CƠ, XƯƠNG, KHỚP

 

 

– Thân thể, cơ bắp

Phát triển cân đối

Phát triển cân đối

– Hệ thống khớp-xương: Tầm hoạt động chủ động các khớp

Trong giới hạn bình thường

Trong giới hạn bình thường

III. CẬN LÂM SÀNG

 

 

1. XÉT NGHIỆM MÁU

 

 

– Số lượng hồng cầu máu ngoại vi

³ 3,7 T/lít

³ 3, 7 T/lít

– Hemoglobin

³130 g/lít

³ 130 g/lít

– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi

5 đến 9 G/lít

5 đến 9 G/lít

– Nhóm máu  hệ AOB

 

 

– Thời gian máu chảy

BT

BT

– Thời gian Howell

BT

BT

– Công thức bạch cầu

BT

BT

– Xét nghiệm  HIV

Âm tính

Âm tính

– RPR

Âm tính

Âm tính

– Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus:

+ HBsAg

+ HCV Ab

+ HAV Ab

 

 

Âm tính

Âm tính

Âm tính

 

 

Âm tính

Âm tính

Âm tính

– Glucose máu

BT

BT

– SGOT; SGPT

< 40 U/L

< 40 U/L

– Nồng độ Alcohol máu

Âm tính

Âm tính

– Các chỉ tiêu mỡ máu (Áp dụng cho khám sức khỏe định kỳ với các thuyền viên ³ 40 tuổi).

Trong giới hạn bình thường

Trong giới hạn bình thường

2. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU:

 

 

– Nước tiểu toàn bộ

Trong giới hạn bình thường

Trong giới hạn bình thường

– Xét nghiệm ma túy 4 thành phần (Morphin/Heroin, Amphetamin, Methamphetamin: Marijuana (cần sa):

Âm tính

Âm tính

3. XÉT NGHIỆM PHÂN

(Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với chức danh bếp, phục vụ viên).

 

 

– Trứng giun, sán

Âm tính

Âm tính

– Amip

Âm tính

Âm tính

4. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

 

 

Chụp X quang tim phổi thẳng:

Các thăm dò chức năng, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe: X.quang hoặc các kỹ thuật khác.

Bình thường

Bình thường

3. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

– Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.

– Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.

– Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

4. Thủ tục, nội dung và hồ sơ khám sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên

– Việc khám sức khỏe (sau đây viết tắt là KSK) cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

– Thủ tục KSK, KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây viết tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BYT).

– Nội dung KSK đối với thuyền viên:                                                   

+ Việc KSK cho thuyền viên phải áp dụng theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số I Thông tư 22/2017/TT-BYT và Danh mục các bệnh, tật không đủ điều kiện làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số II Thông tư 22/2017/TT-BYT.

+ Việc KSK định kỳ cho thuyền viên phải theo các nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BYT.

+ Cơ sở KSK cho thuyền viên lập Hồ sơ KSK cho thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BYT và được lưu tại cơ sở đó.

– Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên:

+ Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư 22/2017/TT-BYT, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BYT. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.

+ Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư 22/2017/TT-BYT, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BYT. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.

+ Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được lập thành 03 (ba) bản: 01 (một) bản gửi thuyền viên để lưu vào Hồ sơ của tàu, 01 (một) bản lưu vào hồ sơ của cá nhân thuyền viên do cơ quan quản lý thuyền viên lưu trữ và 01 (một) bản lưu tại cơ sở KSK cho thuyền viên.

– Việc trả Hồ sơ KSK, Giấy chứng nhận sức khỏe và sổ KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT.

LUẬT LVN GROUP (Tổng hợp & Phân tích)