1. Tiêu chuẩn về mắt khi tham gia nghĩa vụ quân sự?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định như sau:
“…3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS….”
Đồng thời theo quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
…..
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6…”
Như vậy, với dữ liệu bạn đưa ra và quy định pháp luật trên thì tại thời điểm này bạn chưa phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp ban chỉ huy quân sự vẫn yêu cầu bạn tham gia bạn nên xem xét làm đơn đề nghị/khiếu nại yêu cầu họ giải thích để đảm bảo quyền lợi của mình hơn.
2. Bị nhiều bệnh về mắt có bị gọi nhập ngũ không?
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại
Trả lời:
Căn cứ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 tại Điều 12 quy định, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với nam đủ 17 tuổi trở lên, đối với nữ là đủ 18 tuổi trở lên thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân. Cũng theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ:
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Theo đó, bất kỳ công dân nào đang trong độ tuổi được gọi nhập ngũ theo quy định, trừ các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có đi khám ngoài bệnh viện mắt thì bác sĩ có kết luận như sau: mắt phải viễn 0,5 độ, loạn 0,75 độ. Mắt trái viễn 2,25 độ, loạn 1,5 độ, thị lực 10/10. Do đó, về nguyên tắc, chính quyền địa phương vẫn gọi bạn đi khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường, và nếu sức khỏe của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định về tiêu chuẩn tuyển quân chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
TT |
BỆNH TẬT |
ĐIỂM |
---|---|---|
1 |
Thị lực (không kính): |
|
Thị lực mắt phải; Tổng thị lực 2 mắt |
||
10/10; 19/10 |
1 |
|
10/10; 18/10 |
2 |
|
9/10; 17/10 |
3 |
|
8/10; 16/10 |
4 |
|
6,7/10; 13/10 -15/10 |
5 |
|
1, 2, 3, 4, 5/10; 6/10 -12/10 |
6 |
|
2 |
Cận thị: |
|
– Cận thị dưới -1,5 D |
2 |
|
– Cận thị từ – 1,5 D đến dưới – 3 D |
3 |
|
– Cận thị từ – 3 D đến dưới – 4 D |
4 |
|
– Cận thị từ – 4 D đến dưới – 5 D |
5 |
|
– Cận thị từ – 5 D trở lên |
6 |
|
– Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt |
Dựa vào thị lực không kính tăng lên 1 điểm |
|
3 |
Thoái hoá hắc võng mạc do cận thị nặng (từ -3D trở lên) |
6 |
4 |
Viễn thị: |
|
– Viễn thị dưới + 1,5 D |
3 |
|
– Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D |
4 |
|
– Viễn thị từ + 3 D đến dưới + 4 D |
5 |
|
– Viễn thị từ + 4 D đến dưới + 5 D |
6 |
|
– Viễn thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt |
4 |
|
5 |
Các loại loạn thị |
6 |
Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cách phân loại sức khỏe căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, tổng thị lực của bạn là 10/10 nên được điểm 6, các loại loạn thị đều được điểm 6, viễn thị dưới 1,5 độ thuộc sức khỏe loại 3, viễn thị từ 1,5 độ đến 3 độ thuộc sức khỏe loại 4. Tổng kết thì sức khỏe của bạn thuộc sức khỏe loại 6 nên năm nay bạn không đủ điều kiện để nhập ngũ nhưng bạn vẫn phải đi khám nghĩa vụ quân sự theo quy định. Nếu trong trường hợp bạn vẫn được gọi đi nhập ngũ mà sức khỏe của bạn không đáp ứng điều kiện pháp luật quy định thì bạn có quyền nộp đơn khiếu nại tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn Khiếu nại gửi trực tiếp tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tới Thủ trưởng đơn vị đã ra quyết định gọi bạn nhập ngũ tại địa phương nơi bạn được gọi đi nghĩa vụ quân sự để yêu cầu giải quyết vấn đề trên. Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011:
“Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.”
Nếu quá thời hạn nêu trên bạn có thể nộp đơn lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã nơi bạn đang có lệnh gọi nhập ngũ để yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai theo Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011 về thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:
“Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.”
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định nêu trên mà khiếu nại không được giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
Đối với việc khiếu nại hay khởi kiện tại Tòa án, khi chưa có quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bạn thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì về nguyên tắc bạn vẫn phải chấp hành Quyết định gọi nhập ngũ theo quy định, kể cả khi quyết định này không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn chống đối, không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, bạn vẫn phải nhập ngũ bình thường theo quy định cho đến khi nhận được Quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bạn phải thực hiện hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong năm nay.
3. Cận 2 độ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời:
Theo Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy đinh về Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.
Và theo Điều 4 Thông tư 140/2015/TT – BQP Quy định về các tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm:
Một là, về tuổi đời:
– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Hai là, tiêu chuẩn chính trị:
– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
Ba là, tiêu chuẩn sức khoẻ:
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Bốn là, tiêu chuẩn văn hóa:
– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Theo quy định của pháp luật thì nếu đáp ứng các điều kiện trên thì bạn sẽ được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự
Theo bảng Bảng số 2, Phụ lục ban hành ban kèm theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về quy định việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định:
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
1. Các bệnh về mắt
TT |
BỆNH TẬT |
ĐIỂM |
---|---|---|
1 |
Thị lực (không kính): |
|
Thị lực mắt phải Tổng thị lực 2 mắt |
||
10/10 19/10 |
1 |
|
10/10 18/10 |
2 |
|
9/10 17/10 |
3 |
|
8/10 16/10 |
4 |
|
6,7/10 13/10 -15/10 |
5 |
|
1, 2, 3, 4, 5/10 6/10 -12/10 |
6 |
|
2 |
Cận thị: |
|
– Cận thị dưới -1,5 D |
2 |
|
– Cận thị từ – 1,5 D đến dưới – 3 D |
3 |
|
– Cận thị từ – 3 D đến dưới – 4 D |
4 |
|
– Cận thị từ – 4 D đến dưới – 5 D |
5 |
|
– Cận thị từ – 5 D trở lên |
6 |
|
– Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt |
Dựa vào thị lực không kính tăng lên 1 điểm |
Xét tiêu chuẩn về mắt và thông tin bạn cung cấp bạn cận 2 độ nên hiện tại bạn thuộc trường hợp 3 điểm..
Theo Khoản 4, Điều 9 Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khỏe.
Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
…4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
4. Không có bằng tốt nghiệp THPT có thể tham gia nghĩa vụ quân sự?
Trả lời:
Tiêu chuẩn tuyển quân để tham gia phcuj vụ trong quân đội được quy định tai Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
1. Tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Vậy việc bạn học hết lớp 11 và bạn có đủ những điều kiện tiêu chuẩn về chính trị, sức khoẻ thì bạn đã đủ tiêu chuẩn để tham gia nhập ngũ. Về vấn đề chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo điều kiện sau :
Điều kiện tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp:
Theo Luật quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức quốc phòng 2015, để trở thành quân nhân chuyên nghiệp có 02 con đường: Được tuyển chọn hoặc Được tuyển dụng.
Trong đó, theo khoản 1 Điều 14 của Luật này đối tượng được tuyển chọn bao gồm: Sĩ quan quân đội trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; Công nhân và viên chức quốc phòng.
Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn tham gia nghĩa vụ quân sự thì có thể tham gia tuyển chọn để trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
– Khi Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế.
Vậy việc bạn có được chuyển sang chế dộ quân nhân chuyên nghiệp hay không sẽ phụ thuộc vào việc quân đội có nhu cầu tuyển hay không.
Chào Luật sư của LVN Group, tôi sinh ngày 13/2/1991, ở phường có gửi giấy đi khám sức khoẻ NVQS nhưng trong giấy lại ghi sai tên ba tôi, như vậy giấy mời đó có hiệu lực thi hành không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group.
=> Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định: “Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian và địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú”.
Trong trường hợp của bạn, có nhầm lẫn về họ tên của bố bạn thì bạn có thể thông báo cho ban chỉ huy quân sự cấp phường để điều chỉnh lại cho phù hợp, bạn vẫn phải tham gia khám sức khỏe NVQS theo đúng quy định của pháp luật.
Thưa Luật sư của LVN Group, hiện tại em vẫn còn đang học nhưng vì do em học không nỗi ở trường đại học nên em đã chuyển từ ĐH sang CĐ để học, hiện nay em đang học cao đẳng thì có lệnh gọi nhập ngũ, UBND phường em có giải thích trường hợp của em chuyển như vậy thi không thuộc diện tạm hoãn, phường em trả lời như vậy đúng hay sai ạ ? Em cảm ơn Luật sư của LVN Group !
=> Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
…..g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo….“
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn chuyển từ trình độ đại học xuống trình độ cao đẳng – được coi là 2 khoá đào tạo do đó nếu trước bạn đã từng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lý do học đại học thì lần này bạn không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nữa.
Chào Luật sư của LVN Group, Tôi vừa học đại học xong và giờ tôi đã đăng ký học cao học nhưng ở quê (Bình Định) có lệnh gọi đi khám sức khỏe NVQS. Giờ tui đang học tại TP.HCM vậy tôi muốn đăng ký dân quân tự vệ trong TP.HCM để khỏi đi NVQS được không ạ. Vì tôi đang theo học Cao học! Tôi xin cảm ơn Luật Sư!
=> Dữ liệu học cao học mà bạn đưa ra không phải là điều kiện để bạn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 41 nêu trên. Theo quy định của Điểm a Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì bạn phải là dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì bạn mới không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, cụ thể:
“…4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;..”
Tuy nhiên, theo dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể xác định bạn bây giờ mới có nhu cầu tham gia do đó có thể xác định việc bạn được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự là rất khó.
Chào Luật sư của LVN Group, năm nay em 19 tuổi vừa học xong 12. Gia đình đã chuyển đi khỏi nơi đăng ký hộ khẩu khá lâu và chưa làm tạm vắng, chỗ ở hiện tại đã làm tạm trú. Lụât sư cho em hỏi trong trường hợp này thì phường xã nơi đăng ký hộ khẩu có gửi giấy gọi đi nghĩa vụ không ? Tại vì đã chuyển đi, vắng mặt với chưa làm giấy tạm vắng nên lỡ có giấy gọi thì có vấn đề gì không ạ ? Còn chỗ ở hiện tại có giấy tạm trú người ta có gọi đi nghĩa vụ không ? Em hoang mang quá không biết phải thế nào tại vì chỗ ở hiện tại khá xa với chỗ ở cũ, liệu có bị phạt gì không ? Mong Luật sư của LVN Group sớm giải đáp thắc mắc. Chân thành cảm ơn!!!
=> Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến như sau:
“2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển
đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân
sự để đăng ký chuyển đến;
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ
tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa
vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.”
Vậy khi bạn chuyển đến nơi ở mới bạn phải có trách nhiệm đăng ký chuyển nghĩa vụ quân sự đi và đến tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Hồ sơ đăng ký chuyển đi bao gồm:
– Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
– Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu);
– Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).
Hồ sơ đăng ký chuyển đến bao gồm:
– Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
– Phiếu quân nhân dự bị.
Nếu bạn không thực hiện đăng ký chuyển nghĩa vụ quân sự, bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân
sự.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều này.”
Thưa Luật sư của LVN Group, Trong thời gian học ĐH, 01 sinh viên có vay vốn NHCS để học tập. Sau khi ra trường, sinh viên đó lại tham gia NVQS. Vậy trong thời gian tham gia NVQS thì sinh viên đó có được hưởng ưu đãi về lãi suất vay vốn như khi đang học ĐH và có được gia hạn thêm thời gian trả nợ gốc đối với khoản nợ đó?
=> Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo
quy định của pháp luật;….”
Vậy nếu bạn vay ngân hàng nhà nước theo chính sách vay vốn sinh viên thì bạn sẽ được tạm hoãn trả lãi suất cho tới khi bạn xuất ngũ.
5. Điều kiện nhập ngũ được quy định như thế nào?
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại gọi số:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định của Thông tư 148/2018/TT-BQP:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
1. Tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật nghĩa vụ quân sự – Công ty Luật LVN Group