1. Trường phái trọng thương (Mercantilists)

Chủ nghĩa trọng thương là triết lý kinh tế được thông qua bởi các thương nhân và các chính khách trong suốt thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự giàu có (của cải) của một quốc gia chủ đến yếu từ việc tích lũy (tiền tệ) vàng và bạc. Các quốc gia không có mỏ có thể có được vàng và bạc chỉ bằng cách bán nhiều hàng hóa hơn so với việc mua từ nước ngoài. Theo đó, các nhà lãnh đạo của các quốc gia can thiệp rộng rãi vào thị trường, áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài để hạn chế nhập khẩu thương mại, và cấp các khoản trợ cấp để cải thiện triển vọng xuất khẩu đối với các loại hàng hoá trong nước. Chủ nghĩa trọng thương đại diện cho việc đánh giá lợi ích thương mại liên quan tới mức độ chính sách quốc gia.

 

2. Trường phái trọng nông (Physiocrats)

Trường phái trọng nông, nhóm các triết gia thế kỷ 18 ở Pháp, đã phát triển ý tưởng về nền kinh tế như là một dòng chu kỳ của thu nhập và sản lượng. Họ phản đối các chính sách của trường phái trọng thương trong việc thúc đẩy thương mại làm tăng chi phí nông nghiệp vì họ tin rằng nông nghiệp là nguồn gốc của cải duy nhất của một nền kinh tế. Các nhà kinh tế trọng nông ủng hộ chính sách tự do kinh doanh (laissez-faire), ngược lại với các quy tắc thương mại đa dạng của các nhà kinh tế trọng thương, và kêu gọi chính phủ can thiệp tối thiểu vào nền kinh tế.

 

3. Trường phái Cổ điển (Classical School)

Trường phái lý thuyết kinh tế học cổ điển bắt đầu với công trình vĩ đại của Adam Smith được xuất bản năm 1776 dưới tên “Của cải của các quốc gia” (The Wealth of Nations).

Cuốn sách xem đất đai, lao động, và vốn như là ba nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất và đóng góp chính cho tài sản của một quốc gia. Theo quan điểm của Smith, nền kinh tế lý tưởng là hệ thống thị trường tự điều chỉnh một cách tự động làm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế của công chúng.

Ông mô tả cơ chế thị trường (market mechanism) như một “bàn tay vô hình” (invisible hand) dẫn dắt hành động của tất cả các cá nhân, khi theo đuổi lợi ích cá nhân của bản thân mình, vô hình tạo ra lợi ích lớn nhất cho toàn xã hội. Smith hợp nhất một số ý tưởng của trường phái trọng nông, bao gồm cả chính sách tự do kinh doanh (laissez-faire), vào lý thuyết kinh tế của ông, nhưng bác bỏ ý tưởng cho rằng chỉ có nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Trong khi Adam Smith nhấn mạnh thu nhập từ sản xuất, David Ricardo tập lại trung vào việc phân phối thu nhập giữa địa chủ, công nhân, và nhà tư bản. Ricardo đã nhận thấy sự xung đột lợi ích giữa một bên là địa chủ và nông điền và một bên là công nhân và nhà tư bản. Ông thừa nhận rằng sự tăng trưởng dân số và vốn, gây áp lực đối lập với nguồn cung đất cố định, đẩy giá thuê lên cao và làm giảm tiền lương và lợi nhuận.

Thomas Robert Malthus sử dụng ý tưởng quy luật lợi tức giảm dần (diminishing returns) để giải thích cho các chuẩn mức sống (living standards) thấp. Ông lập luận rằng, dân số,  có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân (increased geometrically), vượt xa mức sản xuất thực phẩm, gia tăng theo cấp số cộng (increased arithmetically). Áp lực gia tăng dân số nhanh đối mặt với một số lượng đất đai hạn chế, nghĩa là lợi tức giảm dần theo lao động. Kết quả là, ông cho rằng, tiền lương phải luôn giữ ở mức thấp, duy trì mức sống tối thiểu (the standard of living) cho phần lớn dân số ở mức độ đủ sống (subsistence level).

Malthus cũng đặt câu hỏi về xu hướng tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường tạo ra việc làm đầy đủ. Ông cho rằng thất nghiệp xảy ra khi xu hướng của nền kinh tế hạn chế chi tiêu và tiết kiệm quá nhiều, một chủ đề bị lãng quên cho đến khi John Maynard Keynes đem ra soi xét lại trong những năm 1930.

Đến giai đoạn cuối của trường phái cổ điển truyền thống, John Stuart Mill đã phân định với các nhà kinh tế cổ điển trước đó về tính tất yếu của phân phối thu nhập mà hệ thống thị trường mang lại. Mill chỉ ra một sự khác biệt rõ rệt giữa hai vai trò của thị trường: sự phân bổ các nguồn lực (allocation of resources) và sự phân phối thu nhập (distribution of income). Ông cho rằng, thị trường có thể hiệu quả trong phân bổ nguồn lực nhưng chưa hẳn hiệu quả trong phân phối thu nhập, do đó sự can thiệp vào xã hội là cần thiết.

 

4. Trường phái cách tân (Marginalist School)

Các nhà kinh tế học cổ điển đưa ra giả thuyết cho rằng giá được xác định bởi các chi phí sản xuất. Các nhà kinh tế cách tân nhấn mạnh rằng giá cả cũng phụ thuộc vào mức độ nhu cầu, mức cầu này phụ thuộc vào mức độ hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cụ thể.

Các nhà kinh tế học cách tân (Marginalists) cung cấp mô hình kinh tế vĩ mô hiện đại với các công cụ phân tích cơ bản giữa cung và cầu (demand and supply), lợi ích người tiêu dùng (consumer utility), và mô hình toán học (mathematical framework) cho việc sử dụng các công cụ này. Các nhà kinh tế học cách tân cũng chỉ ra rằng trong một nền kinh tế thị trường tự do (free market economy), các nhân tố sản xuất – đất, lao động và vốn – lợi tức thu được bằng mức đóng góp của chúng vào quá trình sản sản xuất. Nguyên lý này đôi khi được sử dụng để giải thích cho việc phân phối thu nhập: nghĩa là cá nhân nhận được khoản thu nhập bằng đúng với mức tài sản hoặc công sức của họ đóng góp trong quá trình sản xuất.

 

5. Trường phái Marxist (Marxist School)

Trường phái Marxist thách thức nền tảng lý thuyết cổ điển. Công trình được viết trong thời gian giữa thế kỷ 19, Karl Marx nhận thấy chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn tiến triển mới trong phát triển kinh tế. Ông tin rằng cuối cùng thì chủ nghĩa tư bản (Capitalism) sẽ tự diệt vong và và sẽ được tiếp nối bằng một thế giới không còn sở hữu tư nhân.

Theo đuổi lý thuyết giá trị lao động, Marx tin rằng toàn bộ sản phẩm thuộc về lao động bởi vì công nhân sản xuất ra tất cả giá trị trong xã hội. Ông tin rằng hệ thống thị trường cho phép nhà tư bản, sở hữu máy móc và nhà xưởng, để bóc lột công nhân bằng cách không chia sẻ công bằng những gì mà họ tạo ra. Marx dự đoán Chủ nghĩa tư bản làm cho giai cấp công nhân ngày càng thảm hại hơn khi mà giới tư bản cạnh tranh vì lợi nhuận từ đó tiếp nhận những máy móc thiết bị để tiết kiệm lao động, tạo ra “lực lượng thất nghiệp dự bị” (reserve army of the unemployed) – giai cấp vô sản, những người này cuối cùng sẽ đứng lên và giành lấy phương tiện sản xuất.

 

6. Trường phái thể chế (Institutionalist School)

Các nhà kinh tế học thể chế xem hành vi kinh tế của cá nhân như là một phần của mô hình xã hội rộng lớn bị ảnh hưởng bởi lối sống và cách suy nghĩ. Họ bác bỏ quan điểm hẹp Cổ điển rằng tính tư lợi kinh tế (economic self-interest) là độc lực chính của con người. Họ phản đối quan điểm thị trường tự do (laissez-faire) hướng tới vai trò của chính phủ trong nền kinh tế, Trường phái thể chế kêu gọi Chính phủ điều tiế và cải cách xã hội nhằm phân phối thu nhập công bằng hơn.

 

7. Trường phái Keynes (Keynesian School)

Phản ứng với mức độ khủng hoảng nghiêm trọng trên toàn thế giới (The worldwide depression), John Maynard Keynes năm 1936 đã phá vỡ truyền thống kinh tế học Cổ điển với việc công bố ấn phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest, and Money). Quan điểm Cổ điển giả định rằng trong thời kỳ suy thoái, tiền lương và giá cả sẽ giảm để khôi phục lại việc làm đầy đủ. Keynes cho rằng điều ngược lại mới đúng. Giá cả và tiền lương hạ, làm suy giảm thu nhập cá nhân, ngăn chặn sự hồi phục chi tiêu. Ông nhấn mạnh rằng việc phủ can thiệp trực tiếp là cần thiết để tăng tổng chi tiêu.

Lập luận của Keynes minh chứng cho cơ sở hợp lý của việc sử dụng chi tiêu chính phủ và thuế để ổn định nền kinh tế. Chính phủ sẽ gia tăng chi tiêu và giảm thuế khi tiêu dùng cá nhân là không đủ và một cuộc suy thoái đe dọa; Hoặc là sẽ giảm chi tiêu và tăng thuế khi tiêu dùng cá nhân là quá lớn và lạm phát đe dọa. Khung phân tích của ông, tập trung vào các yếu tố xác định tổng chi tiêu (total spending), vẫn là cốt lõi của phân tích kinh tế vĩ mô hiện đại.

 

8. Trường phái Tân Cổ điển (Neo-Classical)

Trường phái Kinh tế học vĩ mô tân cổ điển phát triển từ hai nguồn khác biệt nhưng có liên quan đến nhau: phê bình kinh tế học truyền thống về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Ở khía cạnh lý thuyết, đó là sự bỏ qua khái niệm kỳ vọng trong các mô hình kinh tế học truyền thống. Ở khía cạnh thực nghiệm, tình trạng đình đốn (stagflation) của nền kinh tế Mỹ trong suốt những năm 1970 khiến người ta tìm kiếm những lý thuyết khác để giải thích cho sự thất bại của Đường cong Phillips.

Vào cuối những năm 1980, những nhận định của trường phái kỳ vọng hợp lý đã thách thức sự phát triển của kinh tế hoch vĩ mô. Trường phái kinh tế này với đại diện bởi R. Lucas và T. Sargent, các tác giả cho rằng trong kinh tế vĩ mô, trường phái Keynes đã bỏ qua tác động của kỳ vọng đến hành vi. Trường phái này cũng cho rằng con người hình thành “kỳ vọng” một cách hợp lý nhất có thể dựa trên những thông tin mà họ có được. Mô hình của trường phái này tính đến tác động của kỳ vọng hợp lý trong hành vi của con người và doanh nghiệp trên thị trường thông qua các hành vi “động” bên trong lý thuyết trò chơi.

 

9. Trường phái trọng tiền (Monetarism)

Phân tích kinh tế của Trường Phái Trọng tiền  tập trung vào tốc độ chu chuyển của đồng tiền, có nghĩa là số vòng quay của tiền mà đồng tiền dịch chuyển trong một thời đoạn nhất định – thường là một năm. Các nhà kinh tế học trường phái Trọng tiền cho rằng lạm phát dai dẳng đơn thuần là một hiện tượng tiền tệ. Vì thế, lạm phát không thể tiếp diễn mãi trừ khi Ngân hàng Trung ương cố gắng điều tiết bằng cách gia tăng cung tiền. Trường phái này cũng cho rằng hầu hết các bất ổn trong nền kinh tế là do Chính phủ gây ra và nghi ngờ khả năng quản lý của Chính phủ đối với kinh tế vĩ mô. Họ cho rằng cung tiền tăng trưởng với tốc độ bằng với tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng (hay thu nhập của nền kinh tế). Ngân hàng Trung ương nên tăng cung tiền để điều tiết tốc độ tăng trưởng thực chứ không phải là lạm phát.