1. Tổ chức kinh tế là gì?

Hiện tại các văn bản pháp luật không có quy định rõ ràng về tổ chức kinh tế tuy nhiên theo quy định tại điểm 27 điều 3 luật đất đai 2013 quy định về tổ chức kinh tế như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định trên có thể hiểu doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) và hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” thì chưa được rõ ràng. Xét cả bộ luật dân sự 2005 và bộ luật dân sự 2015 đều không có bất cứ một quy định nào giải thích khái niệm về tổ chức kinh tế mà đều đưa ra những nội dung hết sức chung chung. Như vậy, nếu dựa trên căn cứ là doanh nghiệp, hợp tác xã có thể thấy tổ chức kinh tế sẽ có một số đặc điểm như sau:

– Được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật

– Có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện mục đích phát triển kinh tế

– Có điều lệ, cơ cấu tổ chức rõ ràng

– Có tên, địa chỉ cụ thể, có tài sản để hoạt động

– Có tư cách pháp nhân

– Không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

2. Ví dụ về các tổ chức kinh tế

Dựa trên khái niệm về tổ chức kinh tế như đã phân tích ở tren có thể có thể ví dụ về các tổ chức kinh tế như sau:

+ Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020 như: Công ty cổ phần, công ty TNNH (một thành viên và hai thành viên trở lên); doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh …

+ Tổ chức kinh tế bao gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã năm 2012.

+ Các tổ chức kinh tế được thành lập theo luật đầu tư năm 2020 (thường gọi là tổ chức kinh tế nước ngoài) như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh… theo khoản 21, điều 3, Luật đầu tư số số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tư năm 2020) quy định tổ chức kinh tế bao gồm:

“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

 

3. Ai có quyền thành lập tổ chức kinh tế ?

Những đối tượng sau có quyền thành lập các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam:

+ Nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo điều 22, Luật đầu tư năm 2020 (hướng dẫn chi tiết Theo Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài).

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

+ Những cá nhân (xã viên) đáp ứng đầy đủ quy định tại các điều 19 đến điều 28 thuộc Chương III, của Luật hợp tác xã 2012 quy định về thành lập và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo dạng này.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến tổ chức kinh tế, hãy gọi: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến.