Các giai đoạn của tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lí nghiêm minh kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; không để một người nào bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật.

 

Phân tích nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự:

Thứ nhất, bảo đảm phát hiện chính xác, xử lí công minh, kịp thòi mọi hành vỉ phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và ngưòi phạm tội:

Luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chổng tội phạm, thể hiện quyền lực cùa Nhà nước, quyền lực của nhân dân một cách mạnh mẽ, công khai và trực tiếp. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và ưách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế frong tố tụng hình sự. Các quy định đó thể hiện rõ nét tính quyền lực nhà nước, chi phối các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và các hoạt động tố tụng hình sự, nhất là trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác. Luật tố tụng hình sự xác lập căn cứ pháp lí để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm phát hiện nhanh chóng, xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

 

Thứ hai, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,  bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lọi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Pháp luật nói chung và luật tó tụng hình sự nói riêng đều mang tính giai cấp, là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy, luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thông qua luật tố tụng hình sự, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Mặt khác, dân chủ là thuộc tính của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định:

Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Vì vậy, quyền lợi của Nhà nước cũng chính là quyên lợi của đại đa số nhân dân lao động, luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, thực hiện công bằng xã hội. Thông qua việc quy định các nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người tham gia tố tụng và các quy định cụ thể khác, luật tố tụng hình sự Việt Nam góp phần khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị tội phạm xâm hại; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khỏi sự xâm hại của người phạm tội hoặc những người khác; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác không bị xâm hại, bị hạn chế bởi những hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 3.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

 

Thứ ba, giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu trạnh phòng ngừa và chống tội phạm

Luật tố tụng hình sự là phương tiện quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội. Sự tồn tại của hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự tự thân đã mang tính giáo dục. Các quy phạm pháp luật này là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình; giúp người tham gia tố tụng nhận thức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thê bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. Luật tố tụng hình sự còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên người thực hiện tốt nghĩa vụ và những biện pháp xử lí người vi phạm pháp luật. Đồng thời, những quy định đó còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật của mọi người. Mặt khác, luật tố tụng hình sự còn quy định những nguyên tắc, những hình thức cụ thể để ai cũng có thể tham gia góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự. Những quy định đó nhằm tác động đến ý thức, phát huy tính chủ động, tích cực của mọi người tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, luật tố tụng hình sự phải có nội dung đầy đủ, cụ thể, hoàn chỉnh, thống nhất và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong từng thời kì phát triển của đất nước, phù hợp với nhiệm vụ lâu dài và nhiệm vụ chiến lược trước mắt của Đảng và Nhà nước đề ra; xác lập căn cứ pháp lí vững chắc, có hiệu quả cho hoạt động của các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng hình sự, các tổ chức, cá nhân khác. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm những nội dung cơ bản sau:

 

Thứ tư, quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số hoạt động THAHS? (thi hành án hình sự)

Những quy định này xác định trình tự tố tụng thống nhất đối với các vụ án và là căn cứ pháp lí để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng thống nhất và đúng pháp luật. Ngoài thủ tục chung, BLTTHS còn quy định các thủ tục đặc biệt như thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thủ tục rút gọn, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, thủ tục xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác.

– Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Việc giải quyết vụ án hình sự được Nhà nước giao cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và một số cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan cũng như việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan này là vấn đề quan trọng, tạo cơ sở pháp lí để các cơ quan tiến hành tố tụng phát huy vai trò ttong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình; phối hợp hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hay tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. BLTTHS năm 2015 cũng quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đó chính là căn cứ pháp lí để những người này thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định tố tụng của mình.

Ngoài những quy định điều chỉnh hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, BLTTHS còn quy định quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Những quy định này là căn cứ pháp lí để người tham gia tố tụng thực hiện hành vi tô tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và thực hiện nghĩa vụ tố tụng.

Ngoài ra, bộ luật tố tụng hình sự còn quy định quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là nội dung mới của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tiếp tục được hoàn thiện trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Những quy định này nhằm thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp và các hiệp định khác trong lĩnh vực tư pháp mà Nhà nước ta đã kí kết hoặc gia nhập.

Như vậy, các giai đoạn của tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lí nghiêm minh kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; không để một người nào bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật. Mọi vướng mắc pháp lý về tố tụng hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Công ty luật Minh KHuê (biên tập)