1. Tòa án nhân dân là gì?

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

 

2. Tòa án nhân dân trong tiếng Anh

Tòa án nhân dân trong tiếng Anh là The People’s Court. Trong câu, The People’s Court hay People’s Court thường đóng vai trò là một danh từ và được sử dụng rất đơn giản, vị trí của từ sẽ phụ thuộc vào cấu trúc và cách diễn đạt của mỗi người để làm cho câu có nghĩa và giúp người nghe dễ hiểu nhất.

Định nghĩa về Tòa án nhân dân trong tiếng Anh như sau: “The People’s Court is the judicial organ of the Socialist Republic of Vietnam, exercising judicial power. The People’s Court consists of the Supreme People’s Court and other courts prescribed by law. The People’s Courts have the task of protecting justice, human rights, citizens’ rights, the socialist regime, the interests of the State, and the legitimate rights and interests of organizations and individuals. core. Through its activities, the Court contributes to educating citizens to be loyal to the Fatherland, to strictly abide by the law, to respect the rules of social life, to have a sense of fighting against crime and violations, other laws.”

Một số ví dụ mẫu câu về Tòa án nhân dân trong tiếng Anh:

– We are standing in front of the people’s court waiting for you.

Chúng tôi đang đứng trước tòa án nhân dân chờ bạn.

I would like to introduce to you this is the Hanoi People’s Court.

Tôi xin giới thiệu với các bạn đây là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. 

She works in the people’s court.

Cô ấy làm việc trong tòa án nhân dân. 

Every time there is a trial, all roads around the people’s court are closed and people are not allowed to pass through.

Mỗi khi có phiên tòa, mọi ngả đường xung quanh tòa án nhân dân đều bị đóng cửa, không cho người qua lại.

– After 3 trials at the people’s court, the defendant was sentenced to 8 years in prison and compensated the victim for damage in the amount of 1 billion VND.

Sau 3 lần xét xử tại tòa án nhân dân, bị cáo bị tuyên phạt 8 năm tù và bồi thường thiệt hại cho bị hại số tiền 1 tỷ đồng.

I’ve passed the people’s court but never been inside.

Tôi đã đi qua tòa án nhân dân nhưng chưa bao giờ vào trong.

This is the first time I’ve seen the people’s court, it’s always been on TV.

Đây là lần đầu tiên tôi thấy tòa án nhân dân, nó luôn luôn được chiếu trên TV.

 

3. Một số thuật ngữ liên quan đến Tòa án trong tiếng Anh

  • Justice Agency: Cơ quan Tư pháp
  • People’s Procuracy: Viện kiểm sát nhân dân
  • Supreme People’s Court: Tòa án nhân dân tối cao
  • High People’s Court: Tòa án nhân dân cấp cao
  • First instance: Sơ thẩm
  • Appeal: Phúc thẩm
  • Chairman: Chủ tọa
  • Jugde: Quan tòa
  • Tribunal president: Chánh án
  • Jury: Bồi thẩm đoàn
  • Prosecutor: Công tố viên/Kiểm sát viên 
  • Lawyer: Luật sư 
  • Plaintiff: Nguyên đơn 
  • Court clerk: Thư ký tòa
  • Serve: Tống đạt
  • Investigation agency: Cơ quan điều tra
  • Crime: Tội phạm
  • Criminal act: Hành vi phạm tội
  • Judgment: xét sử
  • Prison life: Tù chung thân
  • Detention: tạm giam
  • Defendent: Bị cáo
  • Deposition: Lời khai
  • Indictment: Cáo trạng
  • Bring an accusation against somebody: Luận tội ai đó
  • Charge: Buộc tội
  • Legislation: Văn bản pháp luật
  • Legal grounds: Căn cứ pháp lý 

Trên đây, Luật LVN Group vừa gửi tới quý bạn đọc bài viết Tòa án nhân dân tiếng Anh là gì? Thuật ngữ Tòa án bằng tiếng Anh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư tư vấn giải đáp miễn phí. Luật LVN Group xin cảm ơn!