1. Khái niệm Toà hành chính
Tòa hành chính là toà chuyên trách của Toà án nhân dân có nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Toà chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Toà án nhân dân cấp cao đến Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện.
Đối với Toà án nhân dân cấp cao, toà chuyên trách hành chính có nhiệm vụ phúc thẩm các bản án, quyết định thuộc từng lĩnh vực hành chính chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.
Toà chuyên trách Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ việc và phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.
Toà chuyên trách Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định pháp luật.
Trong cơ cấu tổ chức Toà án, không nhất thiết phải có Toà án chuyên trách. Toà chuyên trách được thiết lập khi cần thiết. Đối với trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách.
Về cơ cấu tổ chức, toà hành chính có chánh toà, phó chánh toà, các thẩm phán và thư kí toà án.
Việc tổ chức các Tòa chuyên trách trong đó có toà hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thực hiện theo Thông tư số 01/2016/TT-CA do Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành.
2. Thẩm quyền của các Toà hành chính được quy định như thế nào ?
Trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân các cấp, có thể được tổ chức thêm các Toà chuyên trách nhằm bảo đảm chuyên môn hóa việc giải quyết, xét xử của Tòa án theo từng lĩnh vực xét xử. Toà chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Toà án nhân dân cấp cao đến Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện.
Thẩm quyền theo loại việc của Toà hành chính chuyên trách trong Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện và tương đương được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA như sau:
Điều 3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
…
4. Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
…
7. Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Cụ thể: Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
– Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức;
– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống;
– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;
– Khiếu kiện danh sách cử tri.
Thẩm quyền theo cấp xét xử được quy định như sau: Trong Toà án nhân dân cấp cao, toà chuyên trách có nhiệm vụ phúc thẩm các bản án hoặc các quyết định thuộc từng lĩnh vực như hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại,… chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.
Toà chuyên trách của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ việc và phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Toà chuyên trách hành chính của Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc sau đây:
– Các khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịchUBND cấp huyện.
– Các khiếu kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó
– Khiếu kiện về danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Trong hệ thông cơ cấu tổ chức Toà án, không nhất thiết phải có Toà án chuyên trách. Toà chuyên trách được thiết lập khi cần thiết. Đối với trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách.
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Toà chuyên trách tuân thủ theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính năm 2015 nêu trên – Cụ thể là thông thường Toà cấp nào giải quyết các khiếu kiện hành chính của cấp tương ứng.
3. Việc xác định thẩm quyền của toà án có ý nghĩa như thế nào ?
Thẩm quyền của Toà án là một trong các nội dung gây khó khăn cho người dân trong việc xác định chính xác điểm đến của các đơn khởi kiện. Việc xác định thầm quyền giữa các toà án một cách chính xác giúp tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa toà án với các cơ quan nhà nước, giữa các toà án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các toà án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước toà án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự đồng thời tránh được việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các Toà án hoặc tránh được việc ôm đồm quá nhiều làm chậm tiến độ xét xử hoặc giải quyết các yêu cầu khác.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các toà án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi toà án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
4. Thẩm quyền Tòa án hành chính đối với quyết định cá biệt.
Thẩm quyền theo vụ việc của Toà hành chính là xét xử các vụ án có đối tượng là các quyết định hành chính. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức được quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
– Nếu quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
– Khi xem xét hủy quyết định cá biệt Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.
– Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
5. Toà hành chính có vai trò gì trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ?
Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm ghi nhận, tôn trọng và thực hiện các quyền công dân trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng, thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, theo một cơ chế riêng được điều chỉnh bởi ngành luật Tố tụng hành chính.
Khi giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng thủ tục tố tụng hành chính Nhà nước tạo các điều kiện cần thiết để các cá nhân công dân thực hiện các quyền công dân của mình, thể hiện ở việc ghi nhận các quyền công dân tại các văn bản pháp luật đồng thời Nhà nước thiết lập cơ chế bảo đảm quyền công dân, đó là các quy định tạo điều kiện cho đương sự tự thực hiện quyền công dân của mình và các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Tòa Hành chính, sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hành chính.
Nguyên tắc xét xử trong tố tụng hành chính nói riêng các các lĩnh vực tố tụng khác nói chung là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật“. Bằng việc xét xử khách quan, minh bạch, đúng người, đúng pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc tố tụng về xét xử và bảo vệ quyền con người trong khi tiến hành tố tụng, Toà chuyên trách về hành chính nói riêng và Toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính, mở rộng hơn nữa là bảo đảm quyền công dân trong các quan hệ với cơ quan công quyền và góp phần thực hiện xây dựng bộ máy nhà nước với đội ngũ cán bộ, công vụ trong sạch, vững mạnh, tạo dựng uy tín của Nhà nước trong quần chúng nhân dân.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH LVN Group
Trân trọng./.
3. Việc xác định thẩm quyền của toà án có ý nghĩa như thế nào ?
Thẩm quyền của Toà án là một trong các nội dung gây khó khăn cho người dân trong việc xác định chính xác điểm đến của các đơn khởi kiện. Việc xác định thầm quyền giữa các toà án một cách chính xác giúp tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa toà án với các cơ quan nhà nước, giữa các toà án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các toà án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước toà án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự đồng thời tránh được việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các Toà án hoặc tránh được việc ôm đồm quá nhiều làm chậm tiến độ xét xử hoặc giải quyết các yêu cầu khác.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các toà án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi toà án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
4. Thẩm quyền Tòa án hành chính đối với quyết định cá biệt.
Thẩm quyền theo vụ việc của Toà hành chính là xét xử các vụ án có đối tượng là các quyết định hành chính. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức được quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
– Nếu quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
– Khi xem xét hủy quyết định cá biệt Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.
– Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
5. Toà hành chính có vai trò gì trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ?
Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm ghi nhận, tôn trọng và thực hiện các quyền công dân trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng, thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, theo một cơ chế riêng được điều chỉnh bởi ngành luật Tố tụng hành chính.
Khi giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng thủ tục tố tụng hành chính Nhà nước tạo các điều kiện cần thiết để các cá nhân công dân thực hiện các quyền công dân của mình, thể hiện ở việc ghi nhận các quyền công dân tại các văn bản pháp luật đồng thời Nhà nước thiết lập cơ chế bảo đảm quyền công dân, đó là các quy định tạo điều kiện cho đương sự tự thực hiện quyền công dân của mình và các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Tòa Hành chính, sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hành chính.
Nguyên tắc xét xử trong tố tụng hành chính nói riêng các các lĩnh vực tố tụng khác nói chung là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật“. Bằng việc xét xử khách quan, minh bạch, đúng người, đúng pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc tố tụng về xét xử và bảo vệ quyền con người trong khi tiến hành tố tụng, Toà chuyên trách về hành chính nói riêng và Toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính, mở rộng hơn nữa là bảo đảm quyền công dân trong các quan hệ với cơ quan công quyền và góp phần thực hiện xây dựng bộ máy nhà nước với đội ngũ cán bộ, công vụ trong sạch, vững mạnh, tạo dựng uy tín của Nhà nước trong quần chúng nhân dân.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH LVN Group
Trân trọng./.