1. Vật liệu nổ là gì?

Khái niệm vật liệu nổ được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019 cụ thể:

“7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ”.

Vật liệu nổ là chất hóa học hay các hợp chất, các vật liệu có khả năng tạo thành một thể tích khí lớn (gấp 15.000 lần thể tích ban đầu), phát ra nhiệt độ cao (3000 – 4000 độ C), áp suất rất cao, trong thời gian rất ngắn (1/10000 giây). Các đặc trưng của một vật liệu nổ: Nó là một chất hóa học hay hợp chất hóa học không ổn định (không bền). Sự tăng lên đột ngột của chất nổ thường kết hợp bởi việc tạo ra nhiệt độ cao và thay đổi rất lớn về áp suất. Chất nổ có khả năng tạo ra một vụ nổ khi có kích thích ban đầu. Các kích thích ban đầu có thể là các xung cơ học, đâm chọc, va đập, cọ xát, nhiệt.

Vật liệu nổ là một loại vật liệu đặc biệt do Nhà nước độc quyền về sản xuất, kinh doanh và tổ chức quản lý một cách nghiêm ngặt. Các tổ chức, cán nhân chỉ được tham gia hoạt động có liên quan đến vật liệu nổ khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các quy định liên quan đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn cho con người, tài sản và môi trường thiên nhiên. Mọi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đều bị nghiêm cấm và có thể bị xử lý hình sự. Tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại Điều 305 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây là loại tội phạm rất nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội. Loại tội phạm này không chỉ gây ra những vấn đề phức tạp, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự mà còn tạo tiền đề cho các loại tội phạm khác như khủng bố, tài trợ khủng bố, khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,…

 

2. Dấu hiệu pháp lý của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

2.1 Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng bằng việc vi phạm các quy định của Nhà nước về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán và quản lý các vật liệu nổ.

Tội phạm này chỉ khác tội phạm được quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ở đối tượng tác động. Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ. Đó là thuốc nổ và phụ kiện nổ. Trong đóất

– Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tạo chất khí gây áp suất lớn, tỏa nhiệt lớn và tạo ra tiếng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.

– Phụ kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

 

2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm gồm 06 hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt.

– Chế tạo trái phép vật liệu nổ là làm ra các loại vật liệu nổ dưới bất kỳ hình thức nào mà không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi chế tạo vật liệu nổ bao gồm làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của loại vật liệu nổ này thành vật liệu nổ khác cũng có tính năng tác dụng như vật liệu nổ.

– Tàng trữ trái phép vật liệu nổ là cất giữ bất hợp pháp vật liệu nổ ở bất cứ nơi nào như: trong người, trong nhà, tại phòng làm việc, trụ sở cơ quan, tổ chức, phương tiện giao thông, trong túi xách,… mà không nhằm mục đích mua bán hay chế tạo trái phép vật liệu nổ khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.

– Nguồn gốc vật liệu nổ mà người phạm tội tàng trữ không kể do nguồn dốc nào mà có như: được tặng, cho, đào được, nhặt được,… Tuy nhiên, nếu người phạm tội cất giấy vật liệu nổ là vật chứng của vụ án nhằm che giấy tội phạm thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ vật liệu nổ và tội che giấy tội phạm.

– Vận chuyển trái phép vật liệu nổ là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp vật liệu nổ từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác,… bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.

– Sử dụng trái phép vật liệu nổ là dùng vật liệu nổ vào mục đích mà người sử dụng quan tâm như: dùng lựu đạn để đánh cá dưới sông,…v…v….

– Mua bán trái phép vật liệu nổ là bán hay mua để bán lại; vận chuyển vật liệu nổ để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra vật liệu nổ để bán lại trái phép; hoặc dùng vật liệu nổ để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy vật liệu nổ khác. Vật liệu nổ mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có; không phụ thuộc vào vật liệu nổ đó là thật hay giả, còn tác dụng hay đã mất tác dụng.

– Chiềm đoạt vật liệu nổ là hành vi cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, tham ô vật liệu nổ. Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt vật liệu nổ ngay trước, trong khi thực hiện thủ đoạn phạm tội. Cũng coi là chiếm đoạt vật liệu nổ nếu người được trang bị vật liệu nổ để huấn luyện, chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ việc mà không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước.

Tôi phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên.

Chú ý: Khi định tội danh, nếu một người thực hiện nhiều hành vi (chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán hoặc chiếm đoạt các đối tượng nêu trên) nhưng các hành vi có quan hệ biện chứng với nhau, hành vi này làm tiền đề cho hành vi kia, hành vi sau là hệ quả cho hành vi trước thì truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội, nhưng liệt kê đầy đủ các hành vi. Nếu các hành vi được thực hiện độc lập với nhau thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về từng hành vi cấu thành từng tội độc lập.

 

2.3 Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là do lỗi cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép không đúng với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện. 

Nếu vì một lý do nào đó mà người phạm tội không thể nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp này.

 

2.4 Chủ thể của tội phạm 

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 15 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật Hình sự. Như vật, chủ thể của tội sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

 

3. Hình phạt đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Hình phạt đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự. Theo điều này đã quy định 05 khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội như sau:

– Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilogam đến dưới 30 kilogam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người; 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilogam đến dưới 100 kilogam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilogam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 

Như vật, đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. 

 

4. Những khó khăn, vướng mặc trong quá trình điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Trong thời gian qua mặc dù quá trình điều tra, xử lý vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cơ quan các cấp đã đạt được nhiều kết quả tốt, song bên cạnh đó vẫn vướng phải không ít vướng mắc khó khăn ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ của cuộc điều tra. Nguyên nhân chủ yếu của các khó khăn, vướng mắc này chủ yếu đến từ các quy định của pháp luật về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Cụ thể là:

Thứ nhất, về xác định tội danh khởi tố: Điều 305 Bộ luật Hình sự quy định tội ghép với cấu thành bao gồm 6 loại hình vi: chế tạo trái phép vật liệu nổ, tảng trữ trái phép vật liệu nổ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ, sử dụng trái phép vật liệu nổ, mua bán trái phép vật liệu nổ, chiếm đoạt vật liệu nổ. Trong đó, có nhiều hành vi thường đi kèm với nhau, chẳng hạn như hành vi “vận chuyển trái phép vật liệu nổ” thường đi kèm với hành vi “tàng trữ trái phép vật liệu nổ”,… Vì vậy trong quá trình điều tra, xử lý, các cơ quan điều tra, nhất là các cơ quan điều tra ở địa phương gặp lúng tunhs, vướng mắc khi định tội danh và không thống nhất trong việc viện dẫn các điều luật trong quá trình đưa ra các quyết định về tố tụng. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, 6 loại hành vi nêu trên có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, khi xếp cùng trong 01 tội sẽ không thực sự đảm bảo sự răn đe cũng như việc phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, về việc giám định vật liệu nổ trong điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ: Theo quy định tại Mục 5, Điều 206, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: “Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ:. Như vậy, vật liệu nổ là vật chứng phải trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật. Tại Khoản c, Mục 1, Điều 208, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn giám định đối với vật liệu nổ là “không quá 9 ngày”. Trong khi đó, thời hạn tạm giữ lần 1 chỉ có 3 ngày, thời hạn tạm giữ tối da (sau khi gia hạn 2 lần) cũng chỉ là 9 ngày theo quy định tại Điều 118 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Vì vậy, trên thực tế, nhiều trường hợp đã hết thời hạn tạm giữ, cơ quan điều tra vẫn chưa nhận được kết luận giám định, gây khó khăn nhất định cho công tác điều tra. Mặt khác, chưa có quy định phải giám định tất cả vật chứng thu giữ hay chỉ gửi số lượng mẫu nhất định nên việc áp dụng của các địa phương không thống nhất. Có nhiều trường hợp, cơ quan điều tra gửi lượng mẫu nghi là vật liệu nổ cần giám định lên tới 500 kg.

Để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cần lắm sự vào cuộc từ phía Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng sự hưởng ứng và hợp tác của toàn thể nhân dân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề “Tội chế tạo tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt vật liệu nổ chịu hình phạt gì?”. Trường hợp bạn còn vương mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ qua số hotline của tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn, là 1900.0191 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên viên, Luật sự có bề dầy kinh nghiệm về tất cả các lĩnh vực. Luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và khó khăn mà bạn gặp phải. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng!