1. Tội cưỡng dâm theo quy luật Hình sự ?
Trả lời:
1.1. Tội cưỡng dâm được hiểu như thế nào ?
Cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.
1.2. Phân tích cấu thành tội phạm của tội cưỡng dâm:
Tội cưỡng dâm được quy định rõ tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
“Điều 143: Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Có tính chất loạn luân;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Về khách thể tội cưỡng dâm:
Hành vi cưỡng dâm xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.
Về mặt khách quan tội cưỡng dâm:
– Hành vi tội cưỡng dâm:
Người phạm tội cưỡng dâm dùng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như : lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa… tức là người phạm tội không từ một thủ đoạn nào miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình.
Đối với tội cưỡng dâm, hành vi giao cấu với nạn nhân không chỉ là dấu hiệu khách quan của cấu thành mà nó là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu cần và đủ). Nếu các dấu hiệu khác đã thoả mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra, thì chưa cấu thành tội phạm.
– Hậu quả tội cưỡng dâm:
Hậu quả của hành vi cưỡng dâm không được xác định trên thực tế,bởi nhà làm luật xem xét về hành vi để định tội danh chứ không dựa vào hậu quả trên thực tế do hành vi cưỡng dâm gây ra để xác định liệu một người có thực hiện hành vi cưỡng dâm hay không.
Đây là tội có cấu thành hình thức, tức là người phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm trong cấu thành tội phạm là đã được xác định phạm tội này, không cần căn cứ hậu quả từ hành vi ép người khác miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác gây ra như thế nào.
Về mặt chủ quan tội cưỡng dâm:
Người phạm tội cưỡng dâm thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, với mục đích xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.
Về chủ thể tội cưỡng dâm:
Khác với tội hiếp dâm thì chủ thể ở đây có thể là cả nam lẫn nữ miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, người phạm tội phải có mối quan hệ lệ thuộc với người bị hại hoặc có mối liên quan nhất định trong việc hỗ trợ và giúp đỡ người bị hại thoát khỏi tình trạng quẫn bách.
1.3. Hình phạt đối với tội cưỡng dâm là gì ?
Tội cưỡng dâm có 4 khung hình phạt chính:
– Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp
+ Nhiều người cưỡng dâm một người;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Có tính chất loạn luân;
+ Làm nạn nhân có thai;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3: Phạt tù từ từ 10 năm đến 18 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
– Khung 4: Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Hình phạt bổ sung:
“5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2. Mẹ thấy con bị cha dưỡng cưỡng dâm mà không tố cáo có phạm tội ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trong trường hợp một người biết được người khác đang bị cưỡng dâm, xâm hại mà không tố giác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. Theo khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này”.
Theo đó, các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm bao gồm:
– Khách thế: Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi trở lên, do tội không tố giác tội phạm là tội ít nghiêm trọng.
– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội không tố giác tố phạm được thể hiện dưới dạng hành vi không hành động. Đó là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.
– Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý. Người phạm tội không tố giác tội phạm là người phát hiện ra người khác bị xâm hại nhưng vẫn lựa chọn việc không tố giác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo khoản 1 Điều 390 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
“Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Theo điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì một trong các tội phạm được quy định tại Điều này bao gồm các tội sau: Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người).
Như vậy, người nào nhìn thấy người khác là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị cưỡng dâm mà không tố giác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về cấu thành tội không tố giác tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. Người phạm tội không tố giác tội phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về các trường hơp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm khi:
– Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như vậy, khi người mẹ phát hiện con mình là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị người khác cưỡng dâm thì phải tố giác ngay hành vi phạm tội này tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện ra hành vi đó mà không đi tố giác, cũng như không có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, đồng thởi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm thì người mẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. Từ những phân tích ở trên thì người mẹ sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể là hình phạt được quy định tại BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó, người mẹ có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Hình phạt đối với tội cưỡng dâm ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Tội cưỡng dâm được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
” Điều 143.Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm……”
Theo điều luật thì chủ thể của tội cưỡng dâm là “Người nào”. Do đó chủ thể là bất cứ ai thực hiện hành vi có đủ cấu thành tội phạm này đều trở thành chủ thể của tội phạm. Đó là các điều kiện:
– Độ tuổi: đủ 14 tuổi trở lên.
– Năng lực trách nhiệm hình sự: Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (Có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình).
– Hành vi: dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu
– Lỗi: cố ý.
Dựa vào những dấu hiệu này, có thể thấy rằng hành vi của T cấu thành về tội cưỡng dâm khiến cho chị H trong tình trạng lệ thuộc phải thực hiện hành vi giao cấu.
Do T hiện nay mới 15 tuổi, căn cứ Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó, T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Dựa vào phân tích trên, để bảo vệ quyền lợi của chị H, chị H cần tố cáo hành vi này với cơ quan công an nơi thực hiện hành vi phạm tội (Tại nhà của chị H và anh K). Kèm theo đơn, chị H cung cấp những chứng cứ lien quan đến việc phạm tội của T.
>> Tham khảo ngay: Mẫu đơn tố cáo mới nhất
4. Quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng dâm
“Điều 143, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội cưỡng dâm:
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
….”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
———————————————————
PHÂN TÍCH PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỠNG DÂM:
Phân biệt tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm
Hiếp dâm và cưỡng dâm là những tội phạm về tình dục, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của người khác. Xét ở một góc độ nào đó thì hai tội phạm này đều trái hoặc không đúng ý muốn về tình dục của người khác.
Theo Điều 141 BLHS thì Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”; Cưỡng dâm (Điều 143) là “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu”.
Sự khác biệt giữa hai tội này là ở đối tượng (nạn nhân). Đối với tội hiếp dâm thì nạn nhân là bất cứ ai, còn đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải là người lệ thuộc với người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Hành vi khách quan trong tội hiếp dâm và cưỡng dâm có thể gần giống nhau vì trong tội cưỡng dâm, người phạm tội có thể dùng mọi thủ đoạn như đe dọa, khống chế, thậm chí có thể dùng bạo lực. Chẳng hạn đánh đập người bị lệ thuộc để họ sợ và miễn cưỡng phải giao cấu.
Trong tội hiếp dâm, người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu. Tình trạng này không thể tự vệ được của nạn nhân có thể là họ đã bị ngất xỉu, bị bỏ thuốc mê, bị bắt trói chân tay… Còn tình trạng quẫn bách của người bị hại (nạn nhân) trong vụ án cưỡng dâm là người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật: Dịch vụ Luật sư của LVN Group bào chữa, tranh tụng tại Tòa án;
5. Khởi kiện tội cưỡng dâm trẻ em ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Người hàng xóm đã giở trò đồi bại với em của bạn trong trường hợp này phải xác định rõ hành vi đến mức độ nào. Vì bị em bạn dọa sẽ nói với bố mẹ nên thả em bạn ra.
Đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự và tại thời điểm hiện tại bạn chưa nói rõ em bạn sinh ngày nào nên có thể thấy em bạn tầm 16 đến 17 tuổi, người đó có khả năng phạm tội sau nếu đủ các dấu hiệu cấu thành theo Bộ luật hình sự năm 2015:
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Về chủ thể: Người trực tiếp thực hiện tội phạm có năng lực pháp luật dân sự đây đủ, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
– Về mặt khách quan: Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân
– Về mặt chủ quan: Có lỗi cố ý thực hiện hành vi phạm tội
– Về hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân
Tội hiếp dâm là tội phạm cấu thành hình thức nên chỉ cần có dấu hiệu về mặt hành vi là đã cấu thành tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy anh hàng xóm kia mặc dù chưa đạt được mục đích cuối cùng của hành vi nhưng có việc thực hiện hành vi, cụ thể hiểu theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 các hành vi:
+ Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo,… của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân;
+ Đe dọa dùng vũ lực: Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không giao cấu được thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ như dọa giết, đe dọa gây thương tích,…
+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: Là những trường hợp như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng,..
+ Dùng thủ đoạn khác: Là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần, làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự;
+ Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân: Là việc thực hiện hành vi giao cấu nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của nạn nhân vì họ đang trong trạng không thể hiện và biểu lộ được ý chí của họ.
Đối chiếu với ý hiểu trên mặc dù người hàng xóm chưa thực hiện hành vi giao cấu nhưng đã thực hiện các hành vi nhằm giao cấu. Nên gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gia cơ quan công an quận, huyện nơi có hành vi tội phạm được thực hiện. Ở đây không phải người hàng xóm này tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm mà vì nguyên nhân khách quan là em bạn nói sẽ thưa với bố mẹ nên anh ta sợ mới dừng thực hiện là vì nguyên nhân ngoài ý muốn. Nên anh ta vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Gia đình bạn cần gửi đơn tố cáo kèm theo chứng cứ xác minh sự việc ra cơ quan công an.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về giao cấu trẻ em trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!