Trường hợp 2: Người phụ nữ đã ly hôn hiện đang nuôi 2 con nay lại có thai với người đàn ông khác đã có vợ, Người đàn ông đó hứa hẹn bỏ vợ để lấy người phụ nữ này. Theo ý kiến Luật sư trường hợp này sẽ xử lý như thế nào?
Do vấn đề tế nhị rất mong Luật sư tư vấn và không đưa thông tin người hỏi lên diễn đàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người gửi: NBL
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: – 1900.0191
Tư vấn thực thiện quyền làm mẹ của phụ nữ
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
– Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009).
Bạn thân mến, thắc mắc của bạn có 2 vấn đề cần quan tâm như sau:
Thứ nhất: người phụ nữ sinh con 1 mình có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định của pháp luật, một trong các nguyên tắc để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình là
“5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”- trích Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Do đó, người phụ nữ muốn có con và sinh con trong trường hợp không có chồng thì vẫn được pháp luật bảo vệ. Pháp luật luôn tạo điều kiện, bảo vệ cho người phụ nữ có thể được thực hiện chức năng cao quý của người mẹ. Vì thế trong trường hợp người mẹ khi mới gần 30 tuổi do thất bại trong quan hệ tình cảm, hiện đã có thai nay muốn 1 mình sinh con thì không bị vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Người phụ nữ đã ly hôn hiện đang nuôi 2 con nay lại có thai với người đàn ông khác đã có vợ, Người đàn ông đó hứa hẹn bỏ vợ để lấy người phụ nữ này.
Bạn thân mến, pháp luật có quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.
Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” – trích khoản 2 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Như vậy, với hành vi của người đàn ông đã có vợ mà chung sống với người phụ nữ khác – làm cho người phụ nữ đó có thai là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc “người đàn ông đó hứa hẹn bỏ vợ để lấy người phụ nữ đó” thì bạn không nên quá tin vào điều này. Lời nói đó của người đàn ông có thể đang “dụ dỗ” , “lừa dối” để tạo niềm tin cho người phụ nữ đang mang thai. Nếu người đàn ông đó thật sự muốn ly hôn vợ cũ và đến với người phụ nữ mới này thì tại sao người đàn ông đó không ly hôn trước rồi mới đến với người phụ nữ này.Việc làm này của người đàn ông có thể xác định như sau: người đàn ông đang có vợ thực hiện lừa dối để kết hôn với người phụ nữ khác. Nếu sau lời hứa, người đàn ông ly hôn với vợ cũ và kết hôn với người phụ nữ đang mang thai đó thì không trái với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 147 BLHS năm 2009 có quy định: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Do đó, nếu như người đàn ông chưa ly hôn vợ mà vẫn chung sống với người phụ nữ đang mang thai như vợ chồng thì người đàn ông đó phải chịu hình phạt như quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS năm 2009 nêu trên. Hoặc người phụ nữ đã có thai biết được người đàn ông đang có vợ mà vẫn cho người đàn ông đó chung sống cùng thì người phụ nữ phải chịu hình phạt như quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS năm 2009 đã nêu trên.
Ý kiến bổ sung:
Trường hợp 1: Làm mẹ là một quyền tự nhiên của phụ nữ. Hiện nay, không có bất cứ một văn bản pháp luật nào cấm phụ nữa sinh con ngoài giá thú. Do đó, việc một người phụ nữ sinh con hoàn toàn được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong giá thú và con ngoài thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào cả, cụ thể thủ tục đăng ký khai sinh được quy định chung như sau:
+ Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha. Tuy nhiên, đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh.
+ Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi đứa trẻ sơ sinh ra cấp, nếu trẻ em sơ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh con là thực. Trường hợp cha mẹ có đăng ký kết hôn thì xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp mà bạn hỏi: người mẹ khi mới gần 30 tuổi do thất bại trong quan hệ tình cảm, hiện đã có thai nay muốn 1 mình sinh con thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2: Người phụ nữ đã ly hôn hiện đang nuôi 2 con nay lại có thai với người đàn ông khác đã có vợ, Người đàn ông đó hứa hẹn bỏ vợ để lấy người phụ nữ này. Theo ý kiến Luật sư trường hợp này sẽ xử lý như thế nào ?
Theo quy định tại Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“…Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị em và các thành viên khác trong gia đình.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ nghiêm cấm các trường hợp người đã có vợ, có chồng sống chung như vợ chồng với người khác. Căn cứ vào khoản 3.1 mục 3 Thông tư số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”
Trong trường hợp này, người phụ nữ đã ly hôn có quan hệ với người đàn ông khác đã có vợ, 2 người đã có con chung. Như vậy, theo quy định trên của pháp luật thì 2 người đã vi phạm quy định về hôn nhân một vợ một chồng. Hành vi này sẽ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hành vi này.
Chúc bạn luôn giải quyết tốt thắc mắc!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật – Công ty luật LVN Group
——————————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
1. Tư vấn thủ tục ly hôn;
2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;
3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;
4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;
5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;
6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;