Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật cư trú năm 2006 (văn bản mới: Luật cư trú năm 2013)
Luật hộ tịch năm 2014
Nghị định 03/2013/VBHN-BCA về chứng minh nhân dân
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bạn có nghĩa vụ đi thay đổi các thông tin sai lệch trong sổ hộ khẩu, cụ thể theo Điều 29 Luật cư trú năm 2006 quy định:
– Khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
– Hồ sơ làm thủ tục thay đổi sổ hộ khẩu:
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan công an có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
– Thẩm quyền giải quyết:
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
+ Công an huyện, quận, thị xã (đối với thành phố trực thuộc trung ương)
+ Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tình ( đối với tỉnh)
Chú ý: Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thứ hai, việc làm lại chứng minh nhân dân khi bị mất
– Các trường hợp được đổi, cấp lại chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
– Hồ sơ xin cấp lại Chứng minh nhân dân:
+ Đơn trình bày việc cấp lại Chứng minh nhân dân và đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú
+ Xuất trình hộ khẩu thường trú ( đã đổi ở trên)
+ Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Chụp ảnh;
+ In vân tay hai ngón trỏ;
+ Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
– Thời hạn cấp lại chứng minh nhân dân: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp lại, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
– Thẩm quyền cấp lại Chứng minh thư nhân dân:
+ Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
+ Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.
– Lệ phí: Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định: Cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh).
Nếu bạn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group