1. Khái niệm và đặc trưng của Luật cạnh tranh 

1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Với đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam thực sự thực thi những nguyên lý của cơ chế thị trường chưa từng được biết đến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chúng ta đã dần quen với việc vận dụng một động lực mới có sự phát triển là cạnh tranh. Cạnh tranh đã đem lại cho thị trường và đời sống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt, đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển, đồng thời cũng làm này sinh nhiều vấn đề xã hội mà trước đây người ta chỉ tìm thấy trong sách vở, như phá sản, kinh doanh gian dối, cạnh tranh không lành mạnh. Qua hơn 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã không có mới mẻ trong đời sống kinh tế xã hội và trong nền khoa học pháp lý của Việt Nam. Song trong quá trình công tác lập pháp và thực thi pháp luật cạnh tranh, chúng ta còn quá ít kinh nghiệm Vì thế việc hệ thống hóa các lý thuyết cạnh tranh mà các nhà kinh tế học, các nhà khoa học pháp lý đã xây dựng qua gần 5 thế kỷ của nền kinh tế thì trường là điều cần thiết.

Cho đến thời điểm hiện tại pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về cạnh tranh, các nhà khoa học dường như chưa thể thỏa mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh  xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Do đó cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học.

 

1.2 Những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh

Cạnh tranh được mô tả bởi các đặc điểm sau:

* Thứ nhất: Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tại những tiền lệ nhất định sau đây:

– Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau. Kinh tế học đã chỉ rõ cạnh tranh là hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhằm tranh giành hoặc mở rộng thị trường, đòi hỏi phảu có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Một khi trong một thị trường nhất định nào đó chỉ có một doanh nghipeej tồn tại thì chắc chắc nới đó sẽ không có đất cho cạnh tranh nảy sinh và phát triển. Mặt khác, khi có khi có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ thuộc về một thành phần kinh tế duy nhất thì sự cạnh tranh chẳng có ý nghĩa gì. Cạnh tranh chỉ thực sự trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và tính toán khác nhau.

– Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự do hành xử trên thị trường. Tự do khế ước, tự do lập hội và tự chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranh giành để tìm các cơ hội phát triển trên thương trường. Mọi kế hoạch sắp đặt và các hành vi ứng xử cho dù được thực hiện với mục đích gì đi nữa đều hạn chế khả năng sáng tại trong kinh doanh.

* Thứ hai: Về mặt hình thức cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp.

Nói cách khác cạnh tranh suy cho cùng là các phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng. Trong kinh doanh, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thị trường, là thước đo sự thành đạt và là mục đích hướng đến của các doanh nghiệp. Hình ảnh của cạnh tranh sẽ được minh họa bằng quan hệ tay ba giữa các doanh nghiệp với nhau và với khách hàng. Các doanh nghiệp đua nhau lấy lòng khách hàng. Khách hàng là người có quyền lựa chọn người sẽ cung ứng sản phẩm cho mình. Quan hệ này cũng sẽ được mô tả tương tự khi các doanh nghiệp cũng nhau tranh giành một nguồn nguyên liệu. Hiện tương tranh đua như vậy được kinh tế học gọi là cạnh tranh trong thị trường. Từng thủ đoạn được sử dụng để ganh đua được gọi là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp.

* Thứ ba: Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm

Với sự giục giã của lợi nhuận, nhà kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua để có thể tranh giành các cơ hội tốt nhất nhằm mục đích mở rộng thị trường. Với sự giúp đỡ của người tiêu dùng, thị trường sẽ chọn ra người thắng cuộc và trao cho họ lợi ích mà họ mong muốn. 

 

1.3 Ý nghĩa của cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vaantj chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có sự cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển. Theo đó cạnh tranh có những vai trò cơ bản sau đây:

– Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng;

– Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường;

– Cạnh tranh đảm bảo cho sự việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất;

– Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh;

– Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế – xã hội.

Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế kỷ thăng trầm của nền kinh tế thị trường và với sự chấm dứt của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, con người ngày càng nhận thức được sự đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của đời sống kinh tế. Do đó đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiến những cơ chế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó.

 

2. Các hình thức tồn tại của cạnh tranh 

2.1 Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước 

Dựa vào vai trò điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh được chia thành hai loại: Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước.

– Cạnh tranh tự do:

Lý thuyết về cạnh tranh tự do ra đời vào thời kỳ giá cả tự do vận động lên xuống theo sự chi phối của quan hệ cung cầu, của các thế lực thị trường. Cùng với chủ nghĩa tự do trong thương mại, lý thuyết tự do cạnh tranh là ngọn cờ đấu tranh trước những nguy cơ can thiệp thô bạo từ ohias công quyền vào đời sống kinh doanh, từ đó tạo môi trường cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong những thời kỳ đầu của chúng. Ở một chừng mực nhất định, các quan điểm về tự do cạnh tranh đã tôn sùng và tạo điều kiện cho sự sáng tạo của con người vượt ra những quan niệm cổ hủ của tư tưởng phong kiến trọng nông.

– Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước:

Khác với cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó nhà nước bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh.

 

2.2 Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền 

Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền
– Cạnh tranh hoàn hảo:

Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường. Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường.

– Cạnh tranh không hoàn hảo:

Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó. các doanh nghiệp phân phối hoặc sản cuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường.

– Cạnh tranh mang tính độc quyền:

Cạnh tranh mang tính chất độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, mà mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì học có sản phẩm của riêng mình. Mặc dù các sản phẩm trên thị trường đều có thể thay thế nhau song các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện cá biệt hóa sản phẩm của mình. Sự thành công trong việc dị biệt hóa sản phẩm phù hợp với sự đa dạng và tính hay thay đổi của nhu cầu thị trường quyết định mức độ độc quyền và thành công của doanh nghiệp.

 

2.3 Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh

Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thị trường, các hành vi cạnh tranh được chia thành 3 loại: Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.

– Hành vi cạnh tranh lành mạnh:

Trong khoa học pháp lý chưa hề có bất kỳ một khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên các nhà khoa học pháp lý cũng có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trung của cạnh tranh lành mạnh như sau:

  • Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn của doanh nghiệp 
  • Có mục đích thu hút khách hàng
  • Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi:

  • Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh
  • Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường
  • Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc khách hàng.

– Hành vi hạn chế cạnh tranh:

Là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Luật LVN Group (tổng hợp & sưu tầm từ các nguồn trên internet)