1. Cách xác định tổng số tiền dùng đánh bạc ?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật LVN Group. Chúng tôi xin tư vấn cho vấn đề bạn quan tâm như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP về tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc như sau:
“3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;”
Như vậy, công an hoàn toàn có quyền thu giữ tiền hoặc hiện vật trên chiếu bạc cộng với tiền hoặc hiện vật trong người các con bạc khi có căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Về các hình thức xử phạt đối với hành vi đánh bạc được quy định tại các Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 như sau:
Điều 321. Tội đánh bạc1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tội đánh bạc được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP như sau:
1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;
c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;
d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.
3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trongmột trận bóng đá, tham gia cá độ trongmột kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.
Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15-7-2010, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp nàychỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đóvới tổng số tiền là 3.500.000 đồng.
Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đềcụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.
Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.
5. Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độdùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… như sau:
5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc
a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.
Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.
b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).
5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc
a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).
Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người) = 7.250.000 đồng.
b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).
Theo đó, trường hợp tổng giá trị tiền và hiện vật được dùng đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ bị cấu thành tội phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trường hợp của bạn là đánh bạc với số lượng người tham gia là 10 người, và bạn là chủ nhà, tức là người sử dụng địa điểm thuộc quyền quản lý, sở hữu của mình để đánh bạc có thể bị truy tố với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc cơ quan Công an các đưa ra quyết định xử phạt, trong trường hợp của bạn là 40 triệu đồng để được tại ngoại là trái với quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Đánh bạc thì bị tạm giam như thế nào theo quy định pháp luật.
Luật sư trả lời:
Thứ nhất:Thời hạn tạm giam bao lâu còn phụ thuộc vào hành vi vi phạm ở mức độ nào cũng như là loại tội nào, hình phạt như thế nào. Vậy nên Luật sư của LVN Group không thể trả lời chắc chắn đối với câu hỏi này của bạn mà căn cứ vào sự việc mà bạn đã nêu Luật sư của LVN Group thấy rằng việc tạm giam rất có thể là không cần thiết.
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015quy định thì người bị tạm giam phải là người vi phạm tội phạm có mức tù từ hai năm trở lên và không có nơi cư trú cũng như các điều kiện khác…
“Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
…..
Vậy nên trong trường hợp này chưa có đủ căn cứ để tạm giam, có chăng thì chỉ được tạm giữ không quá 03 ngày theo quy định tại Điều 118 của luật này.”
Thứ hai: Thời hạn tạm giam căn cứ theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời gian tạm giam như sau:
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.……
3. Tội đánh bạc có xin hưởng án treo được không?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội đánh bạc, gọi ngay: 1900.0191
Trả lời:
1. Đánh bạc bao nhiêu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau:
Điều 321. Tội đánh bạc
1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hoặc hiện vật có trị giá từ 5.000.0000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…
Dựa vào quy định trên có thể thấy một số dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc như sau:
Đánh bạc trái phép được hiểu là tham gia vào các trò chơi mang tính chất may rủi, được thua bằng tiền hoặc hiện vật không được Nhà nước cho phép hoặc cho phép nhưng thực hiện không đúng trong giấy phép đăng ký.
Các hình thức đánh bạc trên thực tế thường gặp như: chơi đề, cá độ, xóc đĩa, tú lơ khơ, 3 cây, đánh bạc bằng máy điện tử…
Tài sản đánh bạc là tiền hoặc hiện vật thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã hoặc sẽ được dung đánh bạc; hoặc tiền hiện vật có ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã, sẽ được dung để đánh bạc.
Để xem xét giá trị tài sản đánh bạc khi nào sẽ cấu thành tội phạm đánh bạc, có thể hiểu như sau:
Trường hợp 1: đánh bạc lần đầu thì giá trị tài sản đánh bạc tối thiểu phải từ 5.000.000 đồng. Điều này có nghĩa nếu đánh bạc lần đầu nhưng giá trị tài sản chưa đến 5.000.000 đồng thì chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc (mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Trường hợp 2: hành vi đánh bạc bị xử lý lần thứ hai, trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này thì giá trị tài sản đánh bạc không còn quy định bắt buộc mức tối thiểu nữa. Điều này có nghĩa trong trường hợp 2, dù đánh bạc với số tiền rất nhỏ như: 50.000 đồng cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậyvề giá trị tài sản dùng để đánh bạc cấu thành tội đánh bạc được quy định tối thiểu là 5.000.000 đồng áp dụng với trường hợp đánh bạc lần đầu.
2. Trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc ?
Như đã nêu ở trên thì mức phạt đối với người phạm tội đánh bạc, tùy vào từng mức độ sẽ bị xử phạt như sau:
Ở mức độ nghiêm trọng đánh bạc từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng mà trước đó đã bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì có thể bị áp dụng một trong ba hình phạt sau:
-Phạt tiền: từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
-Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm
-Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Ở mức độ nghiêm trọng hơn khi người phạm tội có các tình tiết sau:
-Có tính chất chuyên nghiệp
-Giá trị tài sản đánh bạc từ 50.000.000 đồng trở lên
-Đánh bạc thông qua mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
-Tái phạm nguy hiểm
Thì sẽ bị phạt tù với mức phạt từ 3 năm đến 7 năm tù
Trên đây là những hình phạt chính được áp dụng khi xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội đánh bạc. Ngoài ra, người đánh bạc cũng có thể bị phạt bổ sung- phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Tội đánh bạc lần đầu có thể xin hưởng án treo được không ?
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện thử thách được áp dụng với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm tù, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ; khi xét thấy không cần bắt buộc chấp hành hình phạt tù. Vì thế án treo được áp dụng chung cho các tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự, tội đánh bạc cũng nằm trong phạm vi đó.
Tuy nhiên để được hưởng án treo thì người phạm tội phải đáp ứng đủ 4 điều kiện
– Bị phạt tù không quá 3 năm;
– Nhân thân tốt: người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc; trừ lần phạm tội này;
– Có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Người phạm tội khi được Tòa án tuyên hưởng án treo sẽ phải chấp hành thời gian thử thách khoảng từ 1 năm đến 5 năm. Chấp hành xong thời gian thử thách và không vi phạm thì được coi là đã chấp hành xong hình phạt; nếu trường hợp trong thời gian thử thách thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
4. Điều kiện để xóa án tích đối với tội đánh bạc ?
Mặt khách thể của tội đánh bạc là xâm phạm đến trật tự xã hội, xâm phạm đến nếp sống văn minh của xã hội, hình thành nên tệ nạn xã hội. Tội phạm đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự là tội phạm đương nhiên được xóa án tích.
Việc đương nhiên được xóa án tích ở đây được hiểu, khi người phạm tội chấp hành xong toàn bộ hình phạt và trải qua thời gian thử thách để xóa án tích thì mặc nhiên được xóa án tích chứ không cần thông qua quyết định của Tòa án.
Điều kiện xoa án tích đối với tội đánh bạc:
-Đối với người bị kết án phạt tù thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, nộp án phí và không phạm tội mới trong thời hạn 2 năm đối với phạt tù đến 5 năm và trong thời hạn 3 năm đối với mức phạt tù trên 5 năm (ở tội này mức phạt cao nhất là 7 năm tù) sẽ được đương nhiên xóa án tích.
– Đối với người bị kết án phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo thì sau khi chấp hành xong hình phạt, hết thời gian thử thách của án treo, chấp hành xong hình phạt bổ sung, nộp án phí và trong thời hạn 1 năm người đó không phạm tội mới thì được đương nhiên xóa án tích.
Để xác nhận về việc đã được xóa án tích, cá nhân có thể yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi cư trú để được cấp phiếu Lý lịch tư pháp, xác nhận đã đượ xóa án tích trong phiếu lý lịch tư pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tội đánh bạc cũng như điều kiện xóa án tích và xin hưởng án treo với tội đánh bạc; trường hợp khách hàng chưa hiểu rõ có thể liên hệ tổng đài 1900.0191 để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn hình sự. Trân trọng cảm ơn!