Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Môi trường của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Môi trường, gọi:  1900.0191

NỘI DUNG YÊU CẦU

Chào Công ty Luật LVN Group, tôi là Nguyễn Văn Lợi, hiện tại đang ở Hà Nội. Tôi có câu hỏi như sau để gửi đến các Luật sư của LVN Group công ty Luật LVN Group:

Gia đình tôi có một xưởng sản xuất trong một khu làng nghề có lịch sử lâu đời tại Hà Nội. Tuy nhiên gần đây pháp luật có nhiều thay đổi, và có nhiều nguồn tin khác nhau, nên gia đình chưa thể khẳng định thông tin nào là chính xác. Tôi xin hỏi về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường làng nghề?

Mong công ty sớm phản hồi câu hỏi này để tôi nắm rõ hơn quy định của pháp luật và mọi người có câu hỏi giống tôi cùng tham khảo. Trân thành cảm ơn Công ty Luật LVN Group.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014;

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại;

Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế;

Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2016 quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Phân loại mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề

Căn cứ vào các thông số ô nhiễm đặc thù theo thành phần môi trường đối với các loại hình sản xuất đặc thù có thể đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường đối với làng nghề thành những mức độ như sau:

+ Làng nghề thuộc loại không ô nhiễm môi trường (Hệ số ô nhiễm A ≤ 1,0)

+ Làng nghề thuộc loại ô nhiễm môi trường (Hệ số ô nhiễm 1,0 < A ≤ 2,0)

+ Làng nghề thuộc loại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Hệ số ô nhiễm A > 2,0 )

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường làng nghề

Môi trường làng nghề bao gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân làng nghề mà phát sinh những loại chất thải nhất định gây ảnh hưởng đến môi trường sống ở làng nghề. Vì lí do đó mà nhà nước có những chính sách, yêu cầu nhất định đối với hành vi của tổ chức, cá nhân để ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của chất thải sản xuất, sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân nơi đây.

2.1 Trách nhiệm của các cơ sở trong làng nghề

Chủ cơ sở trong làng nghề thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định bao gồm:

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN TẠI LÀNG NGHỀ​
(Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

TT

Loại hình sản xuất

Quy mô

I

SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOẶC ĐỒ GIA DỤNG

Không quá 10 lao động/cơ sở

1

Đan mây, tre, trúc, giang, … đan lờ lợp, cần xé, đan bội, lục bình, se trân, đan mê bồ

 

2

Thêu, ren, đan, móc

 

3

Thảm sợi xơ dừa, chỉ xơ dừa

 

4

Gạch ngói truyền thống, gốm sứ, lợn đất, lò đất, đúc lu

 

5

Đồ mỹ nghệ từ dừa, vỏ hải sản khô

 

6

Làm nón, chiếu, chổi

 

7

Cơm dẹp, chằm lá dừa nước

 

8

Guốc gỗ, cối, chày, thớt, đũa

 

9

Sản xuất hương

 

10

Đồ gỗ, sơn mài, sừng mỹ nghệ

 

11

Kim loại và đá quý

 

12

Ươm tơ, dệt vải, dệt lụa, dệt nhiễu, dệt lanh, dệt thổ cẩm

 

13

Tranh dân gian, lưới vó, giấy dó, giấy bản

 

14

Nhạc cụ dân tộc

 

15

Thuốc nam

 

16

Cào bông, đan tơ lưới, lược bí

 

17

Hầm than củi

 

18

Đúc, rèn truyền thống để sản xuất nông cụ và đồ gia dụng

Quy mô dưới 0,2 tấn/ngày/cơ sở

19

Chế tác đá

Không quá 10 lao động/cơ sở; không có công đoạn cưa, xẻ nguyên liệu

II

NUÔI, TRỒNG SINH VẬT CẢNH

Không quá 10 lao động/cơ sở

III

CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỦ CÔNG NÔNG SẢN, LÂM SẢN, THỦY SẢN, HẢI SẢN LÀM THỰC PHẨM

 

1

Chè

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

2

Các loại thịt sấy khô, lạp xưởng

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

3

Sản xuất mía đường, làm cốm

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

4

Mứt, bánh kẹo thủ công – Hà Nội

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

5

Sản xuất các loại nước mắm, nước tương thủ công

Dưới 500 lít sản phẩm/ngày/cơ sở

6

Sản xuất đậu, các loại bún, bánh, miến

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

7

Nấu rượu

Dưới 100 lít sản phẩm/ngày/cơ sở

8

Chế biến thủy sản, hải sản

Dưới 0,1 tấn sản phẩm/ngày/cơ sở

9

Chế biến tinh bột

Dưới 0,1 tấn/ngày/cơ sở

 Đối với Chủ cơ sở trong làng nghề thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định trên có trách nhiệm:
+) Lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm tra, theo dõi;
+) Tổ chức thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, thủ tục tương đương.
Đối với Cơ sở trong làng nghề không thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các quy định về bảo vệ môi trường có liên quan.

2.2 Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề

Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề được chính quyền địa phương hướng dẫn về việc bảo vệ môi trường mà họ phải thực hiện. Tuy nhiên trách nhiệm chính và trực tiếp thực hiện việc bảo vệ môi trường làng nghề là do tổ chức tự quản thực hiện bao gồm những nội dung như sau:

Thứ nhất, tổ chức tự quản phải quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ hai, tổ chức tự quản phải niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng.

Thứ ba, tổ chức tự quản phải tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường.

Thứ tư, tổ chức tự quản phải tham gia kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ năm, tổ chức tự quản phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong làng nghề.

Thứ sáu, tổ chức tự quản phải Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công 01 lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Mẫu báo cáo theo quy định với nội dung như sau:

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA TỔ CHỨC TỰ QUẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ​
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ….
TỔ CHỨC TỰ QUẢN VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …..

 

                                                                  BÁO CÁO CÔNG TÁC NĂM …

I. Đánh giá chung về thực trạng môi trường

II. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã

– Tình hình thu gom, xử lý chất thải, vận hành các công trình thuộc kết cấu về bảo vệ môi trường làng nghề.

– Tình hình thu và sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

– Đánh giá việc triển khai thực hiện thực tế so với Phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

III. Các vấn đề còn tồn ti

IV. Kết luận và kiến nghị

 

 

TM. T chức tự quản
Đi din
(Ký, ghi rõ họ tên)

2.3 Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường làng nghề

Chính quyền địa phương nơi có hình thành làng nghề có trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ môi trường làng nghề:

Thứ nhất, đối với Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cụ thể như sau: Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt; Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động, thực hiện các biện pháp hạn chế phạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.

Thứ hai, đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cụ thể như sau: Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt; Tiếp nhận, xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Môi trường – Công ty luật LVN Group