1.Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

Quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

Một là, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

Hai là, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Ba là, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

2. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại

1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận khiếu nại, ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại vào sổ thụ lý, theo dõi, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật và gửi quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; báo cáo hoặc thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến.
Trường hợp khiếu nại thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này mà không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại thì được thực hiện theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ lý hoặc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án phải gửi văn bản thông báo thụ lý hoặc quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án.
>> Xem thêm: Giải quyết khiếu nại là gì ? Các hình thức khiếu nại, giải quyết khiếu nại
3. Cơ quan, cá nhân có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại có trách nhiệm giải trình bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Riêng cơ quan điều tra chỉ cung cấp cho Viện kiểm sát những tài liệu mà Viện kiểm sát chưa có.
Việc giải trình, cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu.
Việc cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại về việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết.

3. Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo

>> Xem thêm: Khiếu nại hành chính là gì ? Tìm hiểu quy định pháp luật về khiếu nại hành chính

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận đơn tố cáo, lập biên bản ghi nội dung tố cáo khi người tố cáo trực tiếp đến trình bày việc tố cáo (trường hợp cần thiết có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh); ghi chép đầy đủ nội dung tố cáo vào sổ thụ lý, theo dõi, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật; thông báo việc thụ lý, gửi quyết định giải quyết tố cáo cho người tố cáo, người bị tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho cơ quan quản lý người bị tố cáo; báo cáo hoặc thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến.
Trường hợp tố cáo thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này mà không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ lý hoặc ban hành quyết định giải quyết tố cáo, Cơ quan điều tra, Tòa án phải gửi văn bản thông báo thụ lý hoặc quyết định giải quyết tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp để tiến hành kiểm sát việc giải quyết tố cáo. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tố cáo, Viện kiểm sát phải thông báo báo bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết tố cáo của Cơ quan điều tra, Tòa án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo phải cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ, vật chứng (nếu có) và báo cáo bằng văn bản về nội dung liên quan đến hành vi bị tố cáo theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hoặc trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu đối với nội dung tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
4. Người giải quyết tố cáo, người được phân công xác minh nội dung tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo yêu cầu của họ; kịp thời yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tố cáo trong trường hợp họ bị đe dọa, trả thù, trù dập.
5. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện thấy hành vi tố tụng liên quan có vi phạm pháp luật thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp ngăn chặn, hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cho đến khi có kết quả giải quyết tố cáo; nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Giải quyết khiếu nại là gì ? Các hình thức khiếu nại, giải quyết khiếu nại
Trường hợp người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý. Nếu xác định tố cáo là sai sự thật thì phải khôi phục hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra; đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
6. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo quyết định của Phó Chánh án Tòa án do Chánh án Tòa án giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo quyết định của Chánh án Tòa án do Tòa án trên một cấp giải quyết; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc tổ chức thi hành quyết định bắt, tạm giam của Tòa án do Thủ trưởng cơ quan người có trách nhiệm thi hành quyết định đó giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam và tổ chức thi hành quyết định bắt, tạm giam của Tòa án được thực hiện theo quy định về thời hạn tại khoản 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự có trách nhiệm gì?

Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định, có quan hệ mật thiết với Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định về khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác.

Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 482 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.

>> Xem thêm: Đơn khiếu nại, tố cáo là gì ? Khái niệm, cách hiểu về đơn khiếu nại, tố cáo

3. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Điều Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ 19/10/2018, Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo được quy định như sau:

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận đơn tố cáo, lập biên bản ghi nội dung tố cáo khi người tố cáo trực tiếp đến trình bày việc tố cáo (trường hợp cần thiết có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh); ghi chép đầy đủ nội dung tố cáo vào sổ thụ lý, theo dõi, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật; thông báo việc thụ lý, gửi quyết định giải quyết tố cáo cho người tố cáo, người bị tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho cơ quan quản lý người bị tố cáo; báo cáo hoặc thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến.

>> Xem thêm: Quy định về việc phân định thẩm quyền giữa tòa án các cấp ?

Trường hợp tố cáo thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này mà không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ lý hoặc ban hành quyết định giải quyết tố cáo, Cơ quan điều tra, Tòa án phải gửi văn bản thông báo thụ lý hoặc quyết định giải quyết tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp để tiến hành kiểm sát việc giải quyết tố cáo. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tố cáo, Viện kiểm sát phải thông báo báo bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý với quyết định giải quyết tố cáo của Cơ quan điều tra, Tòa án.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo phải cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ, vật chứng (nếu có) và báo cáo bằng văn bản về nội dung liên quan đến hành vi bị tố cáo theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hoặc trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu đối với nội dung tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.

4. Người giải quyết tố cáo, người được phân công xác minh nội dung tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo yêu cầu của họ; kịp thời yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tố cáo trong trường hợp họ bị đe dọa, trả thù, trù dập.

5. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện thấy hành vi tố tụng liên quan có vi phạm pháp luật thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp ngăn chặn, hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cho đến khi có kết quả giải quyết tố cáo; nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý. Nếu xác định tố cáo là sai sự thật thì phải khôi phục hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra; đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.

6. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo quyết định của Phó Chánh án Tòa án do Chánh án Tòa án giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo quyết định của Chánh án Tòa án do Tòa án trên một cấp giải quyết; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc tổ chức thi hành quyết định bắt, tạm giam của Tòa án do Thủ trưởng cơ quan người có trách nhiệm thi hành quyết định đó giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam và tổ chức thi hành quyết định bắt, tạm giam của Tòa án được thực hiện theo quy định về thời hạn tại khoản 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào ?