1. Trái phiếu Outright là gì?

Outright là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường thì đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Họ vẫn luôn muốn biết và hiểu thêm về các thuật ngữ chưa rõ như trái phiếu Outright.

Outright là thuật ngữ dùng để biểu hiện một loại trái phiếu có mặt trong thị trường chứng khoán. Đây chính là cụm từ được sử dụng để gọi các loại trái phiếu được giao dịch theo phương thức giao dịch Outright.

Các loại trái phiếu Outright chứng khoán cũng sẽ được thực hiện bằng phương pháp giao dịch thông thường. Giao dịch Outright là một giao dịch trái phiếu chính phủ trong đó có bên bán và chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác. Giao dịch Outright này sẽ không kèm theo cam kết mua lại trái phiếu cổ phần.

Outright Option tạm dịch ra tiếng việt là quyền chọn dứt khoát hay quyền chọn hoàn toàn.

Outright Option là quyền chọn được mua và bán một cách độc lập. Outright Option là một chiến lược giao dịch quyền chọn trong đó nhà giao dịch mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn không được đảm bảo. Nói cách khác, nhà giao dịch quyền chọn sẽ mua/ bán quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán mà không cần thiết lập hợp đồng bù đắp thứ hai.

Trái phiếu Outright thực chất là một thuật ngữ được các nhà đầu tư dùng để gọi các trái phiếu được giao dịch theo phương thức diao dịch outright.

Giao dịch outright trái phiếu là giao dịch mua bán thông thường. Đây là giao dịch áp dụng cho trái phiếu chính phủ (TPCP). Giao dịch này được định nghĩa như sau:

Giao dịch mua bán thông thường (Giao dịch Outright) là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.

 

2. Các quy định về giao dịch outright trái phiếu

2.1 Thời gian giao dịch

Thời gian giao dich outright trái phiếu được chia làm 2 phiên:

Phiên sáng: từ 9h00 đến 11h30 

Phiên chiều: 13h – 14h15

Giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và những ngày nghỉ theo quy định của cơ quan quản lý.

 

2.2 Loại hình trái phiếu được giao dịch trên thị trường

Phương thức giao dịch được thực hiện cho trái phiếu chính phủ có kỳ hạn danh nghĩa trên 1 năm sẽ thực hiện theo giao dịch outright và do kho bạc nhà nước phát hành. Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm sau cũng được giao dịch theo phương thức này, đó là:

  • Tín phiếu kho bạc do kho bạc nhà nước phát hành có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần;
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
  • Trái phiếu Chính quyền địa phương

 

2.3 Mệnh giá niêm yết, đơn vị yết giá và đơn vị giao dịch

Mệnh giá và đơn vị giao dịch cũng là 2 yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm khi thực hiện giao dịch trái phiếu outright:

  • Mệnh giá giao dịch: 100.000 đồng;
  • Đơn vị yết giá: 01 đồng;
  • Đơn vị giao dịch: 1 trái phiếu/ tín phiếu;
  • Biên độ giao động giá: không quy định

 

2.4 Loại hình giao dịch, phương thức giao dịch

Sở giao dịch chứng khoán tổ chức 2 loại hình giao dịch, bao gồm:

Giao dịch mua bán thông thường (Giao dịch Outright): là giao dịch trái phiếu chính phủ trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu chính phủ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại trái phiếu.

Giao dịch mua bán lại (Giao dịch Repos): là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu TPCP đó sau một khoảng thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm Giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (giao dịch lần 2). Thời hạn giao dịch mua bán lại tối thiểu là 2 ngày, tối đa là 180 ngày. Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong giao dịch lần 1.

Sở giao dịch chứng khoán tổ chức 2 phương thức giao dịch thỏa thuận cụ thể:

Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại

Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch.

 

2.5 Lệnh giao dịch

– Đối với giao dịch thông thường (Outright)

+ Thỏa thuận thông thường: Các bên giao dịch thực hiện theo nguyên tắc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và bên mua xác nhận lệnh giao dịch thỏa thuận.

+ Thỏa thuận điện tử:

  • Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường: là các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn và có hiệu lực trong ngày được chào công khai trên hệ thống
  • Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn: bao gồm 02 loại lệnh sau

+ Lệnh yêu cầu chào giá:

  • Lệnh yêu cầu chào giá có tính chất quảng cáo được sử dụng khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh yêu cầu chào giá có thể gửi đến một; một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
  • Lệnh chào mua, chòa bán với cam kết chắc chắn. Lệnh chào với cam kết chắc chắn được sử dụng để chào đối ứng với lệnh yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá.

+ Lệnh báo cáo giao dịch:

  • Khi nhập giao dịch vào hệ thống tỏng trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch thì nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh báo cáo như này.

 

3. Một số quy định về mệnh giá và đơn vị giao dịch trái phiếu Outright

3.1. Khối lượng giao dịch tối thiểu

Khối lượng giao dịch là loại lệnh giao dịch sẽ được đi cùng trong giao dịch trái phiếu Outright. Điều này cụ thể như sau:

  • Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 trái phiếu Outright chính phủ khi các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua hoặc bán thông thường trái phiếu chính phủ theo phương thức thỏa thuận điện tử.
  • Khối lượng giao dịch tối thiểu của nhà đầu tư đó là 10.000 trái phiếu chính phủ khi nhà đầu tư thực hiện với giao dịch mua hoặc bán thông thường; trái phiếu Outright theo phương thức thỏa thuận thông thường.

 

3.2. Phương thức thanh toán

Giao dịch trái phiếu Outright có phương thức thanh toán bù trừ đa phương với T + 1

Khi giao dịch trái phiếu Chính phủ, nhà đầu tư được sửa và hủy lệnh theo quy định của thị trường. Các nhà đầu tư còn được phép hủy hoặc sửa lệnh giao dịch khi chưa được thực hiện. Sau giờ giao dịch trái phiếu Outright, trường hợp phát hiện ra lỗi đối với các giao dịch đã tiến hành thực hiện phải báo cáo bằng văn bản tới Sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội về việc giao dịch có lỗi ngay trong ngày thực hiện giao dịch.

Việc sửa lỗi của lệnh sau giờ giao dịch sẽ được thực hiện theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán về cách sửa lỗi sau giao dịch đối với các chứng khoán niêm yết.

Các nhà giao dịch được phép tiến hành việc xin sửa lệnh khi đã thực hiện trong thời gian giao dịch.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật LVN Group về khái niệm trái phiếu outright và các quy định có liên quan. Trong quá tình tìm hiểu nếu như quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến những vấn đề pháp lý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn trực tuyến hotline 1900.0191. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!