1. Khái niệm Bitcoin là gì?

Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có bất cứ một văn bản nào định nghĩa cũng như quy định cụ thể về đồng tiền ảo Bitcoin. 

Phân tích theo cách giải nghĩa ngôn ngữ, có thể hiểu Bitcoin chính là tiền ảo. Ta có thể hiểu tiền ảo chính là một loại tiền được những người phát triển phần mềm phát hành và kiểm soát. Tiền này sẽ có người kiểm soát toàn hệ thống và chỉ được thanh toán và sử dụng trong một hệ thống nhất định chứ không lưu hành rộng rãi và cũng vì lý do đó mà tiền ảo rất khó để có thể kiểm soát được. 

Theo khái niệm mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu đưa ra thì Bitcoin thì Bitcoin cũng được định nghĩa là một lịa tiền ảo và chỉ được sử dụng trong một cộng đồng nhất định chứ không phát hành rộng rãi trên thị trường. Như vậy Bitcoin chỉ được công nhận và sử dụng trong một số giao dịch nhất định và một số đối tượng nhất định. Công nghệ Blockchain là công nghệ hiện đang được Bitcoin sử dụng để làm nền tảng cho hoạt động của mình, cụ thể công nghệ này sẽ cung cấp cho người trong cộng đồng một cuốn sổ có chứa tất cả thông tin các giao dịch có trong mạng lưới (tuy nhiên chỉ thể hiện thông tin của giao dịch mà không hề công khai thông tin của người thực hiện giao dịch đó). Khi những chủ thể tham gia cộng đồng có phát sinh những giao dịch máy tính sẽ tự xác thực những giao dịch vừa được thực hiện. Khi giao dịch được thực hiện mà hệ thống không thấy có phát sinh bất kỳ một sự gian lận nào trong việc thực hiện giao dịch thì giao dịch sẽ được thể hiện thông tin trên sổ (khi đến bước này sẽ được hiểu là quá trình chuyển tiền của các chủ thể đã thành công).

 

2. Bitcoin có được pháp luật dân sự hiện hành công nhận là một loại tài sản không?

Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đấy tài sản sẽ bao gồm bất động sản động sản (có thể là tài sản hiện đang hiện hữu hoặc những loại tài sản hình thành trong tương lai). Với đặc tính về tài sản được Bộ luật dân sự định nghĩa như trên thì Bitcoin không được coi là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, cụ thể bởi những lý do như sau: 

Thứ nhất: Theo quy định của Bộ luật dân sự tài sản có thể là vật và muốn xác định được đâu là một vật theo pháp luật dân sự phải có những đầy đủ những đặc tính như sau: 

+ Là một bộ phận trong thế giới vật chất được tồn tại dưới các thể: rắn, lỏng,….

+ Vật này sẽ do con người chiếm hữu,con người có thể sử dụng và định đoạt nó để nhằm mục đích tạo ra lợi ích cho người sở hữu vật này. 

Dựa trên tính chất trên thì Bitcoin hoàn toàn không có đặc trưng của một vật được pháp luật dân sự quy định.

Thứ hai: Bitcoin không được coi là tiền 

Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 đã có quy định về đơn vị tiền tệ của Việt Nam được xác định là Đồng với ký hiệu được sử dụng tại Việt Nam là “đ” và ký hiệu được sử dụng quốc tế là “VNĐ” và Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ phát hành duy nhất hai loại tiền đấy là tiền giấy và tiền xu (Điều 16, 17 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010). Còn đối với các trường hợp phương tiện thanh toán thì chỉ được xác định các loại phương tiện thanh toán bằng sec, thẻ thanh toán, các loại hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận và một số các loại phương tiện thanh toán khác được pháp luật quy định (điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) 

Dựa trên quy định nêu trên thì rõ ràng Bitcoin không được xác định là một loại đợn vị tiền tệ của Việt Nam và cũng không được xác định là một trong các loại ngoại tệ được pháp luật Việt Nam công nhận. 

Thứ ba: Bitcoin không được coi là các loại giấy tờ có giá

Đặc tính của giấy tờ có giá phải là loại giấy tờ được các chủ thể mà theo quy định của pháp luật được quyền phát hành, các loại giấy tờ có giá thường là những loại giấy tờ sau: Cổ phiếu, trái phiếu của công ty hoặc trái phiếu của Chính phủ, các loại hối phiếu nhận nợ hoặc đòi nợ,……..

Hiện tại theo quy định của pháp luật hiện hành không hề có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định chủ thể (cơ quan, tổ chức) nào có thẩm quyền phát hành Bitcoin.

Thứ tư: Bitcoin cũng không phải là quyền tài sản

Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất cụ thể như thế nào là quyền tài sản tại Điều 115 theo đó quyền tài sản là một loaij quyền được định giá, giá trị của nó bằng tiền, nó có thể là quyền đối với một loại đối tượng nào đó ví dụ như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ theo Luật sở hữu trí tuệ.

Theo định nghĩa đã được nêu ở trên Bitcoin được tồn tại dưới dạng tiền ảo nên cũng không thể xác định đây quyền tài sản được.

 

3. Bitcoin có được xem như là một loại phương tiện thanh toán theo luật của Việt Nam không?

Hiện nay Nghị định số 80/2016/NĐ-CP quy định hình thức thanh toán có thể sử dụng tiền mặt hoặc các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể bao gồm: 

– Thanh toán bằng Séc;

– Thanh toán bằng lệnh Uỷ nhiệm chi; 

– Thanh toán bằng lệnh chi; 

– Thanh toán theo hình thức nhờ thu hay Uỷ nhiệm thu; 

– Thanh toán qua thẻ ngân hàng;

– Hoặc các phương tiện thanh toán khác theoo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 

Nếu trường hợp thanh toán nhưng phương tiện thanh toán không phù hợp với các phương tiện thanh toán được quy định như trên thì được xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp. 

Mặt khác hiện tại Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị để yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính, Bộ công an,….phải tăng cường hoạt động kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn những giao dịch cũng như là có biện pháp xử lý đối với những loại giao dịch tiền ảo trái quy định của pháp luật hiện hành. 

Do đó hiện tại theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hiện tại chưa công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán hợp pháp và không được pháp luật Việt Nam công nhận khi thực hiện các giao dịch.

 

4. Các dạng tranh chấp về Bitcoin có thể diễn ra hiện nay

Mặc dù hiện nay chưa hề có một khung pháp lý nào quy định về Bitcoin nhưng người dân tham gia đầu tư Bitcoin lại không hề ít, thậm chí số lượng lại ngày càng được gia tăng hơn. Và việc đó cũng đồng nghĩa với việc các giao dịch liên quan đến Bitcoin hoặc các giao dịch sử dụng đồng Bitcoin để thanh toán ngày càng một nhiều, do đó rất dễ phát sinh các tranh chấp trong quá trình giao dịch. Một số dạng tranh chấp đặc trưng như sau: 

– Tranh chấp về quyền sở hữu Bitcoin giữ các chủ sở hữu Bitcoin;

– Tranh chấp về giá cả của các loại Bitcoin;

– Tranh chấp về hình thức, phương thức thanh toán để có thể sở hữu Bitcoin;

– Tranh chấp về lãi suất khi chủ sở hữu Bitcoin cho người khác vay Bitcoin của mình.

 

5. Cách thức giải quyết các tranh chấp Bitcoin hiện nay

Như đã nêu ở trên thì khi giao dịch có sử dụng Bitcoin cũng có thể dẽ dàng phát sinh những dạng tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, mà Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định những tranh chấp về quyền sở hữu thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án (Khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên như đã phân tích ở các mục nêu trên Bitcoin không được coi là một loại tài sản mà Toà án chỉ thụ lý và giải quyết những loại tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản, cũng như chỉ thụ lý giải quyết những tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sựkhoong vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đức xã hội. Dó đó Toà án sẽ không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp khi giao dịch Bitcoin được. 

Như vậy: Tại thời điểm hiện tại chưa hề có bất cứ một quy định nào của pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết các tranh chấp về Bitcoin.

Mặt khác hiện nay Nghị định số 88/2019/NĐ-CP và Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về chế tài sử phạt đối với các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp theo quy định của pháp luật, cụ thể: 

Điểm d, Khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

 Nặng hơn nếu trong trường hợp việc thực hiện các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; thực hiện các hành vi làm giả các chứng từ thanh toán, làm giả các phương tiện thanh toán; hoặc các hành vi sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả mà gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng cao nhất có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam và người thực hành vi còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định với thời gian từ 01 năm đến 05 năm.

Ngày 11 tháng 4 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg để nhằm mục đích tăng cường quản lý việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo có tính chất tương tự để xiết chặt hơn khung pháp lý và đưa ra các hình thức xử lý kịp thời khi xảy ra sai phạm. Đồng thời cũng ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg vào ngày 15 tháng 6 năm 2021 để giao nhiệm vụ cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain với mục tiêu hoàn thành trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2023. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về hình thức giải quyết tranh chấp Bitcoin. Trường hợp quý khách hàng còn bất cứ vướng mắc gì thêm quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến thông qua tổng đài gọi số:1900.0191 để được hỗ trợ trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng!