1. Nhãn hàng hoá là gì?

1.1. Khái niệm nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hoá được hiểu là một bản viết, vẽ, hay in hoặc chụp lịa của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hoá.

 

1.2. Chức năng, mục đích của nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hoá có các chức năng sau:

– Là phương tiện để các nhà sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp thể hiện và quảng bá nguồn của hàng hoá;

– Là căn cứ giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn, sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất và doanh nghiêp;

– Là công cụ giúp cơ quan chức năng kiểm soát thông tin, nguồn gốc hàng hoá.

Nhãn hàng hoá có mục đích sau:

– Cung cấp những thông tin sản phẩm, hàng hoá cần thiết như: tên hàng hoá; tên và địa chỉ của đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hoá; nguồn gốc  xuất xứ của hàng hoá; các tiêu chuẩn kỹ thuật; thành phần; mức định lượng; hạn sử dụng của hàng hoá;… để người tiêu dùng dễ nhận biết về nắm được cơ bản đặc điểm của hàng hoá;

– Là căn cứ tiêu chuẩn để khách hàng có cái nhìn khách quan, có sự so sánh và đưa ra lựa chọn sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu để tiêu dùng;

– Khẳng định chất lượng sản phẩm và sự uy tín của đơn vị sản xuất và doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hoá, sản phẩm.

 

2. Cách ghi nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hoá phải được nhận biết dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhận thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình.

 

2.1. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá

Nội dung ghi trong nhãn hàng hoá cần phải đảm bảo tính chất rõ ràng, trung thực, phản ánh chính xác bản chất của hàng hoá. 

Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hoá, theo đó:

Nhãn hàng hoá của các loại hàng hoá đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng Tiếng Việt:

– Tên hàng hoá;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

– Xuất xứ hàng hoá.

Nhãn gốc của hàng hoá nhập khẩu Vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

– Tên hàng hoá; 

– Xuất xứ hàng hoá;

– Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá ở nước ngoài.

Nhãn của hàng hoá xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu:

+ Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hoá trên nhãn hàng hoá xuất khẩu, nội dung ghi xuất xử hàng hoá tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP;

+ Nội dung nhãn hàng hoá xuất khẩu tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

 

2.2. Cách ghi tên nhãn hàng hoá

Tên hàng hoá phải vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hoá. Chữ viết tên hàng hoá phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hoá.

Tên của hàng hoá sẽ do chính cá nhân và đơn vị sản xuất tự đặt. Tên của hàng hoá không được khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về bản chất, thành phần và công dụng của hàng hoá. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Theo Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá thì vị trí nhãn hàng hoá thể hiện được quy định như sau:

– Nhãn hàng hoá phải được thể hiện trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo tời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

– Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải được trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

– Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hoá, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hoá.

 

3. Ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hoá như thế nào?

Theo Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010, hiện có ba cách ghi thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hoá tuỳ theo loại sản phẩm, bao gồm:

– Hạn sử dụng;

– Sử dụng đến ngày;

– Sử dụng tốt nhất trước ngày.

Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngày sản xuất, hạn sử dụng như sau:

– Ngoài sản xuất, hạn sử dụng hàng hoá ghi theo thứ tự ngày, thàng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng Tiếng Việt.

Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi thro thứ tự tháng, năm của năm dương lích.

Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

“ngày sản xuất”. “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

– Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP mà nhãn hàng hoá đã ghi ngày sản xuất theo quy định đã nêu phía trên thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hoá đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

Quý khách hàng có mong muốn được hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hàng hoá, Quý khách hàng hãy liên hệ ngày tới Luật LVN Group qua số điện thoại  1900.0191 để được giải đáp mọi vướng mắc pháp lý.