NỘI DUNG TƯ VẤN:

Một trong những đặc điểm cơ bản của Cơ quan thi hành án phạt tù là được tổ chức và hoạt động theo trật tự pháp lý, nghĩa là pháp luật thi hành án hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đồng thời quy định trình tự, thủ tục để Cơ quan thi hành án phạt tù thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình.

Thi hành hình phạt tù diễn ra theo một quá trình gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau, được bắt đầu bằng việc ra quyết định thi hành án, đưa người bị kết án đến trại giam để chấp hành hình phạt, tổ chức thực hiện các biện pháp cải tạo, giáo dục người chấp hành án, trả tự do cho người bị kết án tù. Trong quá trình đó, đốĩ với một số trường hợp cụ thể, thi hành hình phạt tù còn bao gồm cả những hoạt động khác như giải quyết việc hoãn chấp hành hình phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; miễn chấp hành hình phạt tù.

Các hoạt động thi hành hình phạt tù trên đây đều được thực hiện bằng những thủ tục được quy định trong pháp luật thi hành án hình sự. Những thủ tục đó, một mặt đảm bảo cho thi hành hình phạt tù diễn ra được nhanh chóng, đúng theo các nguyên tắc của thi hành án hình sự, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, mặt khác đảm bảo cho những người chấp hành hình phạt tù những điều kiện cần thiết để nhanh chóng cải tạo, giáo dục, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.

1. Trình tự, thủ tục đưa bản án phạt tù của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành

1.1 Thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án phạt tù

Theo Điều 256 BLTTHS, thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án phạt tù của Toà án thuộc về Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án đó. Cũng theo Điều 256 BLTTHS, thì thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án phạt tù có thời hạn của Toà án cũng thuộc về Chánh án Toà án khác cùng cấp nhưng với điều kiện là được Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án đó uỷ thác. Theo quy định của Điều luật trên thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày bản án sơ thẩm phạt tù có hiệu lực pháp luật, hoặc kể từ ngày nhận được bản án phạt tù của cấp phúc thẩm, quyết định của cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Chánh án Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Theo Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Toà án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) – Bộ Tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù”, thì:“Trong trường hợp Toà án đã xử sơ thẩm uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án thì Toà án đã ra quyết định uỷ thác thi hành án phải gửi cho Toà án được uỷ thác hai bản sao bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật kèm theo quyết định uỷ thác thi hành án. BLTTHS không quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác thi hành án, Chánh án Toà án nhận được quyết định uỷ thác phải ra quyết định thi hành án; tuy nhiên để bảo đảm cho việc thi hành án phạt tù được thực hiện nghiêm chỉnh thì trong 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác thi hành, Chánh án Toà án nhận được quyết định uỷ thác phải ra quyết định thi hành án và gửi bản sao bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật kèm theo quyết định thi hành án cho cơ quan Công an cùng cấp. Để Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành đúng thời hạn luật định, thì sau khi kết thúc phiên toà phúc thâm Toà án cấp phúc thẩm phải gửi ngay bản sao bản án, quyết định phúc thẩm cho Toà án đã xử sơ thẩm vụ án đó”.

1.2 Nội dung của quyết định thi hành án phạt tù:

Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan Công an để thi hành án. Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, Cơ quan thi hành án và người bị kết án. Đối với trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trôn, thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan cùng cấp ra quyết định truy nã.

2. Trình tự, thủ tục đưa người bị kết án phạt tù có thời hạn đến trại giam

Trình tự, thủ tục đưa người bị kết án phạt tù có thời hạn đến trại giam và tổ chức thực hiện các biện pháp cải tạo, giáo dục họ

Theo quy định tại Điều 256 BLTTHS, Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Toà án nhân dân tôì cao – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) – Viện kiểm sát nhân dân tôì cao – Bộ Tư pháp, Điều 15 Pháp lệnh thi hành án phạt tù và Điều 8 Quy chế trại giam thì khi đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, Cơ quan thi hành án phạt tù phải bảo đảm có các giấy tò dưởi đây:

– Bản sao bản án, quyết định của Toà án;

– Quyết định thi hành bản án hình sự: quyết định thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án đang bị tạm giam; quyết định thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án đang tại ngoại;

– Danh chỉ bản xác định căn cước của người bị kết án tù có thời hạn;

– Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù có thời hạn vào trại giam.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho Toà án ra quyết định thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án và thân nhân người bị kết án biết, cần lưu ý rằng, trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án. Khi đã nhận người bị kết án vào chấp hành án tại trại giam, Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.

Người bị kết án tù chấp hành hình phạt tại trại giam (còn gọi là phạm nhân) phải được cải tạo, giáo dục tại trại giam loại I, loại II hoặc loại III tuỳ thuộc vào tính chất tội phạm, mức án của người đó. Theo quy định tại các điều 11,12,13 Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 thì, trại giam loại I là nơi giam giữ, giáo dục người bị kết án tù về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm, người bị kết án tù từ 20 năm, tù chung thân; trại giam loại II là nơi giam giữ, giáo dục người bị kết án tù về các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia; những người bị kết án tù trên 5 năm đến dưới 20 năm, những người bị kết án tù không thuộc các trường hợp quy định tại các điều 11 và 12 Pháp lệnh thi hành án phạt tù và người bị kết án tù là người chưa thành niên phải bị giam giữ, giáo dục tại trại giam loại III. Người chấp hành hình phạt tù là người chưa thành niên hoặc là nữ được giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp vởi giói tính, lứa tuổi.

Việc phân loại trại giam để giam giữ, giáo dục những người bị kết án tù có thời hạn tuỷ thuộc vào tính chất của tội phạm và mức án của họ cũng như việc giam giữ người bị kết án tù là người chưa thành niên hoặc là nữ tại khu vực riêng trong trại giam là biểu hiện rõ nét của các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, phân hoá và cá thể hoá việc thi hành hình phạt, tránh được tình trạng “lây nhiễm tội phạm”, “cá lớn nuốt cá bé” nhằm tăng cường kết quả giáo dục, cải tạo người bị kết án tù.

Thực hiện các nguyên tắc của thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng, tổ chức bộ máy quản lý của trại giam (bao gồm: Giám thị, Phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên và sỹ quan, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ) phải tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các chế độ giam giữ, giáo dục, lao động, sinh hoạt đôi với người đang chấp hành hình phạt tù được quy định tại Chương IV Pháp lệnh thi hành án phạt tù và được cụ thể hoá tại Chương III, Chương IV, Chương V… của Quy chế trại giam. Các hoạt động đó hướng vào bảo đảm để các phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của trại, tích cực học nghề, học tập văn hoá đồng thời bảo đảm cho họ các lợi ích khác như: gặp hoặc nhận qùa của người thân, được chữa bệnh, được trích thưởng do lao động tốt, được đề nghị xét giảm thời hạn hoặc miễn hình phạt…

3. Trình tự, thủ tục trả tự do cho người chấp hành xong hình phạt tù

Việc trả tự do cho người chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn được quy định tại Điều 18 và Điều 33 Pháp lệnh thi hành án phạt tù.

Khi người bị kết án phạt tù chấp hành xong hình phạt thì đúng ngày đó, Giám thị trại giam phải trả tự do cho họ, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú; đồng thời, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trại giam và cơ quan quản lý thi hành án phạt tù.

Hai tháng trước khi người bị kết án tù chấp hành xong hình phạt tại trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú.

Chính quyền địa phương cùng với các tổ chức xãhội, gia đình có trách nhiệm giúp đỡ để người đã chấp hành xong hình phạt tù có thể dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng, tạo lập cuộc sông và chấp hành hình phạt bổ sung (nếu có) để sớm trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group