Cơ sơ pháp lý:

– Luật Chăn nuôi năm 2018;

– Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT;

– Nghị định 14/2021/NĐ-CP;

1. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

– Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT có quy định:

Điều 3. Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

– Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

– Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.

– Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

– Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.

2. Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

Điều 16 Luật chăn nuôi 2018 có quy định tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:

a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;

b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;

c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

3. Biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2019/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…………, ngày…… tháng……. năm……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)

I. Tổ chức cung cấp nguồn gen

1. Tên tổ chức:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email:

II. Tổ chức tiếp nhận nguồn gen

1. Tên tổ chức:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: …………………; Fax: ……………………..; Email:

III. Mục đích trao đổi nguồn gen:

IV. Thời gian trao đổi:

Từ ngày …. tháng ….. năm…. đến ngày …. tháng …… năm……

V. Nội dung trao đổi:

Số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được trao đổi: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm).

VI. Cam kết:

Xin cam kết nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trên đây bảo đảm đúng với thực tế.

Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành có liên quan.

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét giải quyết./.

 

 

Tổ chức đăng ký trao đổi nguồn gen

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

LÝ LỊCH NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI

(Kèm theo Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm ngày tháng năm )

STT

Giống vật nuôi quý, hiếm

Sản phẩm giống vật nuôi quý, hiếm

Tên giống

Nguồn gốc

Cơ sở đang lưu giữ

Số lượng

Loại hình nguồn gen

Đơn vịtính

Khối lượng/ Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép thì bị phạt như nào?

Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP:

Điều 7. Vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong hành vi vi phạm sau đây:

a) Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bị xử lý như nào?

Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định:

Điều 6. Vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn không đúng với nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giết thịt, mua bán, tiêu hủy, xuất khẩu, sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới phát hiện mà chưa có kết quả thẩm định, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Như vậy, hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm sẽ bị tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

Điều 12 Luật chăn nuôi năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi bao gồm:

– Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.-

– Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

– Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

– Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

– Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

– Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

– Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

– Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

– Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

– Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

– Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi

Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm:

– Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về chăn nuôi;

– Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi theo từng giai đoạn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.

Tổ chức, cá nhân có năng lực được tham gia đề xuất, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi theo quy định của Luật này, Luật Khoa học và công nghệ và Luật Chuyển giao công nghệ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.