Và tôi làm đơn nghỉ việc vào ngày 17/10/2017, đến ngày 17/11/2017 nhà trường giải quyết cho tôi nghỉ việc. Nhưng khi nghỉ nhà trường chỉ giải quyết lương cho tôi. Vậy cho tôi hỏi làm như thế nào để tôi lấy được tiền trợ cấp thôi việc và sổ bảo hiểm của tôi.
Người gửi : Thanh Thảo
Trả lời:
Đầu tiên, xin thay mặt bộ phận tư vấn của công ty TNHH Luật LVN Group cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
Theo như mô tả của chị thì việc chị viết đơn xin nghỉ việc và đã được nhà trường giải quyết có thể được hiểu là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp sẽ được hưởng các quyền lợi:
Thứ nhất, chị được nhà trường thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đế quyền lợi của chị trong vòng 7 ngày làm việc đồng thời được nhà trường hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ liên quan khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Thứ hai, chị sẽ được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ theo điều 114 Bộ luật lao động 2012
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Thứ ba, chị sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại điều 48 Bộ luật lao động 2012 trường hợp của chị đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất ngiệp
Điều 48. Trợ cấp thôi việc1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc..
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc
Tuy nhiên, theo điều 140 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì từ 1/1/2009 người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp . Như vậy, với trường hợp của chị thì chị phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Việc nhà trường không đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật là lỗi của nhà trường. Theo quy định của luật Việc làm 2013 thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm cho người lao động
Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b, khoản 1 điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, với vấn đề của chị thắc mắc thì khi chị thôi việc chị sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và được nhà trường trả lại sổ bảo hiểm cũng như các quyền lợi khác như đã nói ở trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của chị. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group