– Từ tháng 5/1983 đến tháng 10/1994 làm việc tại Công ty A rồi chuyển công tác – Từ tháng 11/1994 đến tháng 03/2003 chuyển công tác đến làm việc tại Công ty B. – Từ tháng 4/2003 đến tháng 07/2010 được Tổng công ty C điều động về công ty D. Từ tháng 7/2010 đến nay được Tổng công ty C điều động về làm việc tại Công ty TNHH một thành viên E. Các công ty B, D, E đều là các công ty con của Tổng công ty C. Các quyết định điều động do Tổng công ty điều động chứ không có chấm dứt Hợp đồng lao động. Đến nay ông A làm thủ tục chấm dứt Hợp đồng lao động. Xin Luật sư của LVN Group hướng dẫn cho đơn vị cách tính trợ cấp thôi việc cho ông A. Rất mọng nhận được sự tư vấn phản hồi của Luật sư. Trân trọng cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vẫn Luật lao động của công ty Luật LVN Group
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới công ty Luật LVN Group chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động 2012
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động
2. Nội dung tư vấn
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định các vấn đề sau để giải quyết việc của mình
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2014/NĐ-CP:
“. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Như vậy, theo quy định trên thì để được hưởng trợ cấp thôi việc thì người lao động phải đáp ứng hai điều kiện là: Hợp đồng lao động được chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012; có thời gian làm việc thường xuyên cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên.Ông A sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian công ty đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian công ty đã chi trả trợ cấp thôi việc cho ông.Theo thông tin bạn cung cấp thì việc chi trả trợ cấp thôi việc cho ông A sẽ tính từ khi ông A đến làm việc cho công ty B. Tức là khoảng thời gian từ tháng 11/1994 đến thời điểm ông A chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Công ty B là công ty con của Tổng công ty C nên thời gian ông A làm việc tại công ty A không liên quan đến việc chi trả trợ cấp thôi việc trong trường hợp này. Bởi lẽ ông A phải chấm dứt hợp đồng với phía công ty A rồi mới đến làm việc tại công ty B – Công ty con của Tổng công ty C. Như vậy, đơn vị bạn phải chi trả trợ cấp thôi việc cho ông A trong khoảng thời gian ông A công tác tại các công ty B, D, E vì ba công ty này đều là công ty con của Tổng công ty C và khi chuyển công tác ông A không chấm dứt hợp đồng mà chỉ thực hiện quyết định điều động của Tổng giám đốc công ty.
Về thời gian để tính trợ cấp thôi việc được hướng dẫn tại nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
“………………………………………….
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
………………………………………….”
Tuy nhiên việc phân tích trên sẽ áp dụng đến các công ty ngoài nhà nước, còn nếu bạn được điều động đến các công ty nhà nước thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo công văn hướng dẫn công văn 2891/LĐTBXH-LĐTL chế độ trợ cấp thôi việc và công văn 4400/LĐTBXH-LĐTL về trợ cấp thôi việc thì Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó. thì theo nội dung công văn bạn cũng không được mặc dù là công ty nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi dành cho quý khách hàng, ý kiến tư vấn dựa trên những quy định của pháp uật và thông tin mà khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra sự tư vấn là để cá nhân, tổ chức tham khảo.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP