1.Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
>> Xem thêm: Cảnh sát điều tra là gì ? Tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tìm hiểu nội dung Điều 443 BLTTHS năm 2015
Trong điều luật 443 BLTTHS năm 2015 tạm đình chỉ điều tra là việc tạm ngừng tiến hành điều tra với bị can là pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
– Tạm đình chỉ điều tra nói trong điều luật này là việc tạm ngừng tiến hành điều tra với bị can là pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Việc tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân xuất phát từ những lý do khách quan khiến cho Cơ quan điều tra mặc dù chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về kết quả điều tra vụ án nhưng nếu tiếp tục tiến hành điều tra thì sẽ vi phạm thời hạn luật định. Điều luật này quy định Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân trong ba trường hợp: khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Mặc dù việc điều tra vụ án đã bị tạm đình chỉ nhưng việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. Kết quả của việc giám định, định giá tài sản, kết quả hoạt động tương trợ tư pháp sẽ là căn cứ quan trọng để Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi điều tra hoặc đình chỉ điều tra.
>> Xem thêm: Giai đoạn thực hiện tội phạm là gì ? Khái niệm về giai đoạn thực hiện tội phạm
– Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường, tùy vào thời điểm giải quyết vụ án mà Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đưa ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án trong các trường hợp nhất định. Tuy nhiên, quy định của điều luật về việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án lại không có sự tách bạch rõ ràng và điều này cho thấy sự chưa thống nhất giữa các quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo thủ tục đặc biệt với thủ tục thông thường. Vì vậy, cần thiết phải có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền để có cách hiểu và áp dụng đúng đắn, thống nhất.
Cụ thể: điều luật quy định Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp: không có sự việc phạm tội; hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự chưa thống nhất về căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử sư thẩm theo thủ tục thông thường với thủ tục đặc biệt được áp dụng với pháp nhân thể hiện ở chỗ nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục thông thường, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát hiện không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm thì không được đưa ra quyết định đình chỉ vụ án mà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, còn trong thủ tục đối với pháp nhân thì lại được đưa ra quyết định này. Như vậy là cùng căn cứ như nhau nhưng lại có cách giải quyết khác nhau và lý do tại sao lại có quy định khác nhau như vậy cần phải được lý giải trong văn bản hướng dẫn.
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ
1. Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền điều tra), Viện kiểm sát thực hiện việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo các căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 147, 148 và 149 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
>>Xem thêm :Bức cung là gì ? Khái niệm bức cung được hiểu như thế nào ?
2. Khi có một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và Kiểm sát viên phối hợp rà soát tài liệu, chứng cứ, bảo đảm việc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc có căn cứ, đúng quy định của pháp luật; việc phối hợp rà soát, đánh giá tài liệu, chứng cứ giữa Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên phải được lập biên bản, lưu hồ sơ vụ việc, hồ sơ kiểm sát. Trường hợp không thống nhất được thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phối hợp với Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát tổ chức họp hoặc trao đổi bằng văn bản để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất.
3. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
4. Cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm phân công đầu mối theo dõi, quản lý hồ sơ vụ việc tạm đình chỉ; định kỳ (hàng tháng, 06 tháng, 01 năm) phối hợp rà soát các vụ việc tạm đình chỉ để đôn đốc phục hồi giải quyết khi không còn lý do tạm đình chỉ.
5. Khi vụ việc tạm đình chỉ thì cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
Đối với những vụ việc tạm đình chỉ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này căn cứ vào nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về loại tội theo khoản của điều luật trong Bộ luật Hình sự đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, xác minh làm rõ; trường hợp không làm rõ được khoản nào của điều luật thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó.
6. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tạm dừng giải quyết trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chủ động trao đổi, thống nhất bằng văn bản với Viện kiểm sát rà soát, phân loại và xử lý như sau:
a) Đối với những vụ việc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đối với những vụ việc còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
4. Tạm đình chỉ điều tra
1. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát về tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định tạm đình chỉ khi Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần hoặc khi cơ quan có thẩm quyền kết luận tình trạng bệnh hiểm nghèo của bị can.
>>Xem thêm :Các loại thực nghiệm điều tra ? Mục đích của thực nghiệm điều tra ?
3. Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp cần phối hợp về việc quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ; việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (nếu có) và biện pháp giải quyết lý do tạm đình chỉ thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.
4. Trường hợp tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện như sau:
a) Ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can;
b) Lập hồ sơ tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can; hồ sơ gồm các quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có liên quan đến bị can tạm đình chỉ. Quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ phải là bản gốc hoặc bản sao y bản chính. Việc sao y thực hiện theo quy định của các bộ, ngành có liên quan.
5. Quyết định tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
>>Xem thêm :Thực nghiệm điều tra là gì ? Quy định mới về thực nghiệm điều tra
Việc gửi, thông báo quyết định tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
6. Việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch này và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
7. Khi vụ án tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
5. Lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án, vụ việc tạm đình chỉ
1. Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phối hợp trong việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án, vụ việc tạm đình chỉ như sau:
a) Phân công đầu mối theo dõi, thường xuyên trao đổi các vấn đề phát sinh liên quan đến vụ án, vụ việc tạm đình chỉ;
b) Thống kê đầy đủ, chính xác số lượng vụ án, vụ việc tạm đình chỉ phát sinh trong tuần, tháng; tổng số vụ án, vụ việc tạm đình chỉ do cơ quan mình theo dõi;
>>Xem thêm :Khám xét là gì ? Quy định pháp luật về khám xét người, khám xét chỗ ở ?
c) Theo dõi, quản lý chặt chẽ hồ sơ vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của mỗi vụ án; việc bổ sung tài liệu, chứng cứ vào hồ sơ vụ án, vụ việc (nếu có); việc khắc phục lý do tạm đình chỉ; kịp thời ra các quyết định giải quyết vụ án, vụ việc khi đủ điều kiện.
2. Định kỳ (hằng tháng, 06 tháng, 01 năm), Viện kiểm sát chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rà soát, đối chiếu, phân loại, thống nhất xử lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền điều tra phối hợp với Viện kiểm sát đưa ra khỏi danh sách vụ việc tạm đình chỉ đối với những vụ việc đã có quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan có thẩm quyền điều tra phối hợp với Viện kiểm sát đưa ra khỏi danh sách vụ án tạm đình chỉ điều tra đối với những trường hợp đã có quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định phục hồi điều tra;
c) Viện kiểm sát, Tòa án chủ động đưa ra khỏi danh sách vụ án tạm đình chỉ đối với những trường hợp đã có quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định phục hồi vụ án.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group