1. Tủ hình là gì? Khi nào áp dụng hình phạt tử hình? 

Tử hình (Death sentence) là một hình phạt đặc biệt nặng trong pháp luật hình sự, dành cho những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhúng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Tử hình tức là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, là một hình phạt răn đe, phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới nghiêm trọng cũng như ngăn ngừa người khác phạm tội. Đây chính là mục đích cuối cùng mà hình phạt nghiêm khắc, triệt để này hướng đến. Hình phạt tử hình sẽ chỉ áp dụng cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà loại tội phạm này có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của tội ấy là 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 18 loại tội phạm có áp dụng hình phạt tử hình mà Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) hiện hành quy định đó là:

– Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

– Tội giết người; Tội hiếp dâm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

– Tội khủng bố; Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh. 

Đó là 18 loại tội có áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp phạm tội với các tình tiết tăng nặng, nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những trường hợp không thể áp dụng hình phạt tử hình đó là: 

+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

+ Người đủ 75 tuổi trở lên

+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối hộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phmaj hoặc lập công lớn. 

Với những trường hợp trên thì dù người phạm tội có thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp tử hình đi chăng nữa thì Tòa án cũng không thể kết án hình sự trong trường hợp này được. 

 

2. Tử hình bằng thuốc độc là gì?

Tử hình là một hình thức vô cùng khắc nghiệt, đau đớn và nặng nề do vậy việc Nhà nước áp dụng hình phạt tửu hình được tiến hành bằng việc tiêm thuốc độc cho người bị kết án tử hình là một hình thức phạt rất nhân đạo, khoan hồng trong chính sách quản lý Nhà nước đối với người phạm tội nguy hiểm cho xã hội. Đây là một trong những hình thức tử hình được pháp luật cho phép, làm giảm thiểu cơn đau thậm chí là không hề đau đớn đối với người phạm tội cũng như là thân nhân người phạm tội. Bên cạnh đó với hình thức này thì nhân thân người phạm tội sẽ nhận được thi thể của người phạm tội còn nguyên vẹn, cũng tránh gây đau thương cho người còn sống. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình sẽ bao gồm: Thuốc làm mất tri giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều thuốc được tiêm vào cơ thể người phạm tội sẽ bao gồm 03 loại thuốc trên, sử dụng trên 1 cơ thể. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bvanr theo quy định. Khi tiến hành hình thức tử hình theo cách này thì trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ sẽ kèm theo:

– Giường nằm có đai dùng để cố định người bị thi hành án 

– Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển

– Máy kiểm tra nhịp đập của tim 

– Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án 

– Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án 

Vì những mặt tốt mà hình thức này đem lại nên chi phí để tiến hành biện pháp thi hành án hình sự này cũng rất đắt đỏ, tốn kém nguồn ngân sách nhà nước. Về vấn đề chi phí này Luật LVN Group sẽ phân tích riêng tại mục 4 của bài viết để quý khách nắm rõ hơn được vấn đề. 

 

3. Quy trình tiến hành hình phạt tử hình bằng thuốc độc

Trước khi tiến hành thi hành án hình sự đối với hình phạt tử hình bằng thuốc độc thì Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình. Trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình như đã phân tích tại mục 1 của bài viết. 

Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án sẽ được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng gửi lại thân nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết. 

Quy trình thực hiện thi hành án tử hình sẽ được thực hiện theo các trình tự quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Còn quy trình thực hiện việc tiêm thuốc diễn ra bởi cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau đây:

– Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng) 

– Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hihf để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch

– Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình sau: 

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác 

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động 

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim

– Sau đó kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng 

– Mỗi lần tiêm thuốc sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải thực hiện báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba 

– Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án 

– Việc thực hiện các bước ở trên có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp 

– Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho hội đồng 

– Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ốn dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình 

– Hội đồng thi hành án tử hình sẽ lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết 

 

4. Chi phí thi hành án tử hình bằng thuốc độc do ai chi trả? Chi trả cho ai?

Chi phí để tiến hành một tiến trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc khá là đắt đỏ, tốn kém. Theo Báo Chí liên quan đến chính trị, pháp luật đưa tin thì cán bộ có đưa ra mức chi phí của việc tử hình theo hình thức tiêm thuốc độc sẽ rơi vào tầm 180 triệu đến 300 triệu đồng cho một lần. Kinh phí này bao gồm kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và bảo đảm cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 

Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình như sau: 

+ Người tham gia Đội thi hành tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 1 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

+ Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giao, người ghi âm, ghi hình, chụo ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thu được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người 

+ Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người 

Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bên cạnh đó sẽ chi trả chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình bao gồm: 01 quan tài bằng gỗ, 01 bộ quần áo, 04 mét vải liệm, hương, nến, rượu, cồn để làm vệ sinh khi liệm tử thi và các chi phí mai táng khác. 

 

5. Thân nhân của người thi hành án có được nhận lại thi thể của người thi hành án không? 

Hiện nay pháp luật hiện hành quy định thân nhân của người thi hành án tử hình hoàn toàn có quyền được nhận tử thi của người thi hành án tử hình bằng việc tiêm thuốc độc. Nhận tử thi, hài cốt là việc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án phạt tù tử hình theo hình thức tiêm thuốc độc làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt của người chấp hành án để an táng. 

Về thủ tục để xin nhân tử thi được thực hiện bằng cách như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình được làm thủ tục nhận lại thi thể tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau: 

– Đơn xin nhận tử thi của tử tù có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo các mẫu số 01. 02. 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TTLT-BCA

– Với trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ qua có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt 

* Lưu ý: Trong đơn xin nhận tử thi, hài cốt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành, cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí 

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ trong thời hạn quy định:

– Trong  03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn của thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tử tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho tử thi về mai táng. Nếu tử thi là người nước ngoài thì Chánh án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch 

Bước 3: Nhận tử thi:

Việc giao nhận tử thi sẽ được thực hiện trong thời hạn 24 giờ đồng hồ kể từ khi thông báo và phải lập biên bản, có chữu ký của các bên giao, nhận. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm an táng. Không tổ chức việc giao nhận tử thi người đã bị thi hành án tử hình vào ban đêm (từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau) 

Việc giải quyết cho nhận tử thi và mai táng người đã bị thi hành án tử hình được thực hiện theo quy đingj tại Điều 83 Luật Thi hành án hình sự. Việc tổ chức mai táng người đã bị thi hành án tử hình phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự của địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan 

Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm tổ chức mai táng người bị thi hành án tử hình phải thôgn báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng để chỉ định nghĩa trang hoặc địa điểm nơi mai táng người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng phải gửi văn bản thông báo về địa điểm nơi mai táng người đã bị thi hành án tử hình cho cơ qan thi hành án hình sự đã ra thông báo 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải thông báo địa điểm mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án biết. Trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền biết. Đồng thời bàn giao đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền của người đã thi hành án tử hình (nếu có), việc giao nhận phải được lập biên bản theo quy định 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tử hình bằng thuốc độc hết bao nhiêu tiền? Ai phải đóng tiền? do Công ty Luật LVN Group biên soạn muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp tại bài viết sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu thêm kiến thức pháp lý về vấn đề này 

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!